Monday, November 28, 2016

Sự thánh thiện, đạo đức Kitô giáo hệ tại điều gì



Sự thánh thiện, đạo đức Kitô giáo
hệ tại điều gì?


(Bài đang viết, chưa xong)


Muốn nên thánh thiện, điều cần thiết là phải biết thánh thiện hệ tại điều gì

Muốn nấu cơm, thì điều cốt yếu nhất phải có là gạo. Không có gạo thì không bao giờ có cơm, vì cơm chính là do gạo biến thành. Yếu tố này người Đông phương gọi là «nhân». Những yếu tố khác như lửa, bếp, nồi, nước, v.v... cũng rất cần thiết, không có chúng thì cũng không nấu gạo thành cơm được, nhưng đó chỉ là những điều kiện cần thiết để giúp việc chuyển hóa gạo thành cơm. Những điều kiện này người Đông phương gọi là «duyên». Cả «nhân» và «duyên» đều cần thiết, nhưng «nhân» mới là cái chính yếu.

Cũng vậy, muốn nên thánh thiện, ta cần phải biết cái «nhân» của sự thánh thiện, hay sự thánh thiện cốt yếu hệ tại điều gì. Không có nó thì không bao giờ có thể thánh thiện được. Vậy điều cốt yếu của sự thánh thiện là gì? − Thưa: Thiên Chúa mới chính là nguồn gốc của sự thánh thiện, nên sự thánh thiện hệ tại việc giống Thiên Chúa.

Thiên Chúa có nhiều đặc tính như yêu thương, tuyệt đối, toàn năng, công bằng, vô hình, bất khả tư nghị, duy nhất, là nguồn phát sinh mọi sự mọi vật hữu hình và vô hình, v.v... Vậy, để trở nên thánh thiện, ta phải giống Thiên Chúa ở đặc tính nào? − Thưa: Phải giống Thiên Chúa ở bản chất của Ngài, và bản chất của Ngài chính là Tình Yêu, đúng như thánh Gioan đã định nghĩa (1Ga 4,8.16 [1*]). Những đặc tính khác của Thiên Chúa chỉ là đặc tính chứ không phải là bản chất. 

Vậy, điều cốt yếu nhất của sự thánh thiện là giống Thiên Chúa ở bản chất yêu thương hay tình yêu của Ngài. Tình yêu của Ngài là thứ tình yêu vị tha chứ không vị kỷ [2*]. Nếu không có tình yêu vị tha như vậy, thì cho dù ta có đầy đủ những yếu tố cần thiết khác, như dâng thánh lễ hằng ngày, siêng năng cầu nguyện, chăm chỉ tìm hiểu Lời Chúa, làm vô số việc được gọi là «việc đạo đức», v.v... ta cũng không phải là người thánh thiện. Những việc đạo này tuy rất cần thiết nhưng chỉ là «duyên», không phải là «nhân» của thánh thiện. Cũng như có đầy đủ những yếu tố cần thiết để nấu cơm như lửa, bếp, nồi, nước, v.v... mà không có gạo, bèn lấy cát, lấy đậu, lấy bắp mà nấu thì chẳng bao giờ thành cơm được.


Sự thánh thiện hay đạo đức theo quan niệm của Đức Giêsu 

Muốn trở nên đạo đức, thánh thiện đích thực, nghĩa là được chính Thiên Chúa hay Đức Giêsu đánh giá là đạo đức thánh thiện, thì một yếu tố khác cần thiết là phải biết Thiên Chúa hay Đức Giêsu quan niệm thế nào về vấn đề này, và sự thánh thiện đạo đức theo quan điểm của Đức Giêsu dựa trên những tiêu chuẩn nào để theo đó mà sống. Nếu chúng ta cứ sống theo quan điểm riêng của chính chúng ta, hoặc theo quan điểm của con người về sự thánh thiện, thì rất có thể chúng ta tưởng mình thánh thiện, hoặc được mọi người đánh giá là thánh thiện, nhưng chúng ta không hề thánh thiện trước mặt Thiên Chúa. Vì cách đánh giá sự thánh thiện của chúng ta có thể rất khác, thậm chí ngược lại với cách đánh giá của Thiên Chúa.

Sự khác biệt giữa cách đánh giá của Thiên Chúa và của con người 

.

.

.


.

.
_________________

Ghi chú: 

[1*] Tình yêu vị kỷ là một tình cảm hướng đến người khác nhưng cuối cùng lại quy về chính mình. Ai cũng bị hấp dẫn bởi những cái hay, cái đẹp, cái có lợi cho mình nơi sự vật hoặc nơi người khác, khiến cho mình thích thưởng thức cái hay, đẹp, có lợi ấy để mình vui thú, hạnh phúc hơn. Tình yêu vị kỷ là sự gắn bó với một vật hay một người để có thể thưởng thức cái hay, đẹp, có lợi cho mình nơi vật hay người đó. Ta thích tiếng hót của một con chim vì nó làm ta thích thú, quên đi sầu não. Vì thế, ta nuôi nó, trìu mến nó, vì nó có lợi cho ta. Chung quy ta gắn bó với nó cũng vì nhu cầu của hay hạnh phúc của ta. Khi ta yêu một người chỉ vì người ấy đẹp, người ấy dễ thương, ở bên người ấy thì ta dễ chịu, thoải mái, và vì người ấy thỏa mãn được nhu cầu tình cảm, v.v… của ta. Tình yêu đó là một tình yêu vị kỷ.

Để dễ hiểu về tình yêu vị kỷ, xin đưa ra một minh họa cụ thể:

Cách đây mười mấy năm, tôi có quen một chị sống bụi đời từ hồi còn nhỏ, lúc ấy chị đang làm nghề mua bán ve chai. Chị có một đứa con trai còn nhỏ, kết quả mối tình bụi đời của chị. Cha đứa trẻ đã «truất ngựa truy phong» bỏ rơi hai mẹ con chị, và đứa con của chị trở thành người chị yêu quý nhất trên đời. Chị cảm thấy khó có thể sống mà thiếu nó.

Nhưng cuộc sống đầu đường xó chợ của chị không cho phép chị săn sóc và giáo dục con chu đáo được, vì chị phải lam lũ suốt ngày ngoài đường mới đủ sống. Vì thế, đứa con càng lớn lên càng tỏ ra tiêm nhiễm những thói xấu của những đứa trẻ bụi đời khác: xấc xược, gian xảo, thích gây lộn… Chị chẳng đủ tiền cho con đi học, vả lại, sống bất hợp pháp và không có hộ khẩu như chị thì khó mà cho con đi học.

Khi đứa trẻ lên năm, một cơ hội may mắn đến với hai mẹ con chị. Có một đôi vợ chồng giáo viên trẻ ở gần chỗ chị, lấy nhau đã năm sáu năm mà không có con, sắp được di trú sang Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ gia đình. Họ thấy đứa con trai của chị kháu khỉnh dễ thương, đã ngỏ lời xin chị cho nó làm con nuôi của họ, và họ sẽ đem nó sang Mỹ. Họ hứa sẽ yêu thương và nuôi nấng giáo dục nó tử tế như con ruột, vì họ hiện không có con… Chị đã bàn hỏi việc này với nhiều người trong đó có tôi, ai cũng chứng tỏ cho chị thấy: nếu chị chấp nhận cho nó làm con nuôi hai vợ chồng giáo viên ấy và để nó sang Mỹ thì tương lai của nó sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều. Còn nếu chị giữ nó lại chắc chắn cuộc đời nó sau này cũng sẽ hẩm hiu và đen tối như cuộc đời của chị.

Sau nhiều đêm suy nghĩ, chị quyết định giữ nó lại với chị vì chị «thương» nó quá, xa cách nó chị làm sao sống được? Chỉ xa nó có một ngày thì chị đã nhớ nó không chịu nổi rồi! Vì thế, chị đã chấp nhận thà rằng tương lai nó không ra gì còn hơn là «mất» nó khỏi tầm tay, hơn là phải sống thiếu nó.


Kết quả quyết định vị kỷ của chị là: đứa trẻ sau này đã trở thành một tên chuyên móc túi và trộm cắp, từng vào tù ra khám nhiều lần. Khi biết được sự lựa chọn ích kỷ của mẹ nó như vậy, nó đã oán thù mẹ nó. Thế là cuối cùng chị cũng vẫn bị mất con, mà mất một cách đáng tiếc hơn nữa.

Suy nghĩ: Bảo rằng người mẹ trong câu chuyện trên không thương con thì không đúng, vì tình cảm của chị đối với con chị thật là sâu đậm. Chính xác hơn có thể nói: Tình yêu của chị là tình yêu vị kỷ hay tình yêu chiếm hữu. Chị yêu con là vì chị, vì hạnh phúc của chị, vì nó thỏa mãn nhu cầu yêu thương của chị, làm chị bớt cô đơn. Chị coi nó như một vật sở hữu, hay như một phương tiện phục vụ cho hạnh phúc của chị. Khi có sự xung đột giữa hạnh phúc của chị với của con, thì chị sẵn sàng hy sinh hạnh phúc của con cho hạnh phúc của chị. Chị đã đặt nặng hạnh phúc và đau khổ của chị hơn hạnh phúc và đau khổ của con. Có thể nói chị yêu bản thân chị hơn yêu con.



No comments:

Post a Comment