CHIA SẺ TIN MỪNG
Chúa Nhật thứ 22 Thường Niên
(02-9-2018)
điều nào quan trọng hơn cho việc nên thánh?
1. Hai cung cách giữ đạo khác nhau
Trong đoạn Tin Mừng về việc Đức Giêsu làm sáng mắt một người mù bẩm sinh vào ngày sabát (Ga 9,1-41), ta thấy hai não trạng hay hai cung cách giữ đạo khác nhau giữa Đức Giêsu và người Pharisêu. Một đằng nhìn thấy con người để yêu thương, còn một đằng chỉ nhìn thấy lề luật, nguyên tắc để tuân giữ. Nghĩa là một đằng quan trọng hóa con người, còn một đằng quan trọng hóa lề luật.
Khi thấy một người mù cần được giúp đỡ, thì Đức Giêsu động lòng thương và ra tay cứu giúp, bất chấp hôm đó là ngày sabát, là ngày mà luật Môsê cấm ngặt không được làm việc. Như vậy, Ngài coi việc cứu người quan trọng hơn việc giữ luật sabát, cho dù đây là luật buộc rất ngặt: người vi phạm ở mức nghiêm trọng có thể bị tử hình (x. Xh 31,14-15; 35,2). Thế mà Ngài lại «hay chữa bệnh vào ngày sabát» (Ga 5,16). Còn người Pharisêu coi việc giữ luật sabát quan trọng hơn việc cứu người, vì họ cho đây là luật buộc rất ngặt. Theo họ, thà để người khác tiếp tục bị mù, bị thiệt hại, bị chết, còn hơn là vi phạm lề luật của Thiên Chúa.
2. Quan niệm khác nhau giữa người Pharisêu và Đức Giêsu
Hai thái độ ngược nhau đó luôn luôn tồn tại trong cách giữ đạo của các tín đồ trong mọi tôn giáo. Thái độ nào cũng có những lý do chính đáng và hợp lý của nó. Thái độ nào cũng đúng, nhưng đúng ở những mức độ tâm linh cao thấp khác nhau, tùy theo quan niệm cao thấp khác nhau.
Theo quan điểm của người Pharisêu thì luật giữ ngày sabát là luật Môsê, cũng là luật của Thiên Chúa. Vì thế, người công chính phải tuân giữ lề luật, càng công chính thì càng phải giữ luật một cách chi tiết. Do đó, khi thấy Đức Giêsu chữa bệnh trong ngày sabát, họ bàn thảo với nhau: «Ông ta không thể là người của Thiên Chúa được, vì không giữ ngày sabát» (Ga 9,16). Họ quan niệm: nếu Đức Giêsu là người của Thiên Chúa thì tất nhiên Ngài phải giữ luật Môsê, thậm chí còn nghiêm chỉnh hơn chính họ nữa. Quan điểm của họ quả hết sức hợp lý vì nó hoàn toàn được xây dựng trên rất nhiều đoạn Kinh Thánh khuyên, thậm chí buộc người ta phải giữ luật (x. Đnl 27,26; 30,10; Gs 22,5; 23,6; 1V 2,3; v.v…). Vì thế, đối với họ, việc giữ luật tôn giáo là vô cùng quan trọng. Do đó, nếu có sự xung đột giữa một bên là giữ luật Chúa, một bên là đòi hỏi của lương tâm và đức ái, thì phải ưu tiên cho việc giữ lề luật.
Nhưng quan điểm của Đức Giêsu thì khác hẳn. Đành rằng luật Môsê là luật của Thiên Chúa, nhưng đó không phải là luật cho Thiên Chúa, mà là cho con người. Luật đó được lập nên vì con người và cho con người, để phục vụ con người, con người mới là mục đích của luật đó. Do đó, nó phải thích ứng với bản tính tự nhiên và hoàn cảnh cá biệt của con người, nhưng đồng thời cũng phải phù hợp với bản chất yêu thương của Thiên Chúa. Hoàn cảnh của con người thì thay đổi tùy thời tùy nơi, còn bản chất yêu thương của Thiên Chúa thì bất biến, không bao giờ thay đổi [*].
[*] Luật Chúa cho con người cũng như mọi lề luật khác áp dụng cho con người luôn luôn phải tùy thuộc 2 yếu tố:
● Bản chất, đường lối hay ý chí của Thiên Chúa (đây là cốt tủy của lề luật, bất biến, là hằng số, và hằng số này chính là lòng yêu thương) và
● Bản chất, hoàn cảnh hay trình độ của con người (thường thay đổi, là biến số).
Như vậy, luật Chúa cho con người tương tự như một hàm số y = ax (a=hằng số, x=biến số, do đó, y thay đổi theo 2 yếu tố đó, chứ không bất biến).
Yếu tố bất biến ở đây là lòng yêu thương, tức bản chất của Thiên Chúa, thì vô cùng quan trọng, thiếu nó, thì việc giữ luật, cũng như mọi việc làm dù tốt đẹp tới đâu cũng trở thành vô giá trị trước mặt Thiên Chúa.
Thánh Phaolô đã xác định điều quan trọng ấy trong đoạn văn: «Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng. Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì. Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi» (1Cr 13,1-3).
Giữa lề luật và lòng yêu thương, Thánh Phaolô còn xác định rõ ràng hơn nữa:
● Rm 13,10 => «Đã yêu thương thì không làm hại người đồng loại; yêu thương là chu toàn Lề Luật vậy».
● Rm 13,8 => «Ai yêu người, thì đã chu toàn Lề Luật».
● Gl 5,14 => «Tất cả Lề Luật được nên trọn trong điều răn duy nhất này là : Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình».
● Rm 3,20 => «Trước nhan Chúa, không người phàm nào được nhìn nhận là công chính vì đã làm những gì Luật dạy».
● Rm 3,28 => «Người ta được nên công chính vì tin, chứ không phải vì làm những gì Luật dạy» (Đức tin thật sự phải được thể hiện ra thành đức ái, nếu không thì chỉ là đức tin chết hay đức tin giả hiệu [x. Gc 2,17-18]).
● Gl 5,18 => «Nếu anh em để cho Thần Khí hướng dẫn, thì anh em không còn lệ thuộc Lề Luật nữa» (Thần Khí [ở đây viết hoa] là Thần Khí của Thiên Chúa, mà bản chất của Thiên Chúa là tình yêu. Do đó, để Thần Khí hướng dẫn, phần nào đồng nghĩa với để cho tình yêu thương hướng dẫn, đúng như lập trường của Thánh Augustinô: «Ama, et fac quod vis» = «Cứ yêu đi, rồi làm gì thì làm»).
● Rm 13,10 => «Đã yêu thương thì không làm hại người đồng loại; yêu thương là chu toàn Lề Luật vậy».
● Rm 13,8 => «Ai yêu người, thì đã chu toàn Lề Luật».
● Gl 5,14 => «Tất cả Lề Luật được nên trọn trong điều răn duy nhất này là : Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình».
● Rm 3,20 => «Trước nhan Chúa, không người phàm nào được nhìn nhận là công chính vì đã làm những gì Luật dạy».
● Rm 3,28 => «Người ta được nên công chính vì tin, chứ không phải vì làm những gì Luật dạy» (Đức tin thật sự phải được thể hiện ra thành đức ái, nếu không thì chỉ là đức tin chết hay đức tin giả hiệu [x. Gc 2,17-18]).
● Gl 5,18 => «Nếu anh em để cho Thần Khí hướng dẫn, thì anh em không còn lệ thuộc Lề Luật nữa» (Thần Khí [ở đây viết hoa] là Thần Khí của Thiên Chúa, mà bản chất của Thiên Chúa là tình yêu. Do đó, để Thần Khí hướng dẫn, phần nào đồng nghĩa với để cho tình yêu thương hướng dẫn, đúng như lập trường của Thánh Augustinô: «Ama, et fac quod vis» = «Cứ yêu đi, rồi làm gì thì làm»).
Vì thế, khi có xung đột giữa luật của Thiên Chúa với những đòi hỏi của tình yêu hay đức ái, thì phải ưu tiên tuân theo luật của đức ái. Nếu vào ngày sabát mà tình yêu hay đức ái đòi buộc phải làm việc, phải chữa bệnh, phải cứu người, thì phải chấp nhận lỗi luật sabát mới đúng với ý Thiên Chúa. Đức Giêsu đưa ra trường hợp rất cụ thể khi chữa bệnh cho một người phụ nữ bị quỷ ám: «Còn bà này, là con cháu ông Ápraham, bị Xatan trói buộc đã mười tám năm nay, thì chẳng lẽ lại không được cởi xiềng xích đó trong ngày sabát sao?» (x. Lc 13,10-17).
Vì thế, cho dù lỗi luật sabát có thể dẫn đến tử hình, nhưng Đức Giêsu hoặc các tông đồ đã nhiều lần lỗi luật sabát vì lý do bác ái hay vì một lý do chính đáng khác. Chẳng hạn, các môn đệ Đức Giêsu bứt bông lúa mì (x. Mt 12,1-8; Mc 2,23-28; Lc 6,1-5); Đức Giêsu chữa người bị bại tay (x. Mt 12,9-14; Mc 3,1-6; Lc 6,6-11); chữa một phụ nữ còng lưng (Lc 13,10-17); chữa người mắc bệnh phù thũng (Lc 14,1-6); chữa một người đau ốm ở hồ nước tại Bếtdatha (Ga 5,1-18); chữa một người mù từ thuở mới sinh (Ga 9,1-41), tất cả đều được làm vào ngày sabát. Vì theo Ngài, luật lệ chỉ là phương tiện, con người mới là mục đích. Luật lệ để phục vụ con người, chứ không ngược lại. Ngài nói: «Ngày sabát được làm ra vì con người, chứ không phải con người vì ngày sabát» (Mc 2,27).
Ngài đã bị các kinh sư và luật sĩ cảnh cáo nhiều lần về việc Ngài lỗi luật ngày sabát, và tìm cách giết Ngài, nhưng Ngài vẫn cứ «lỗi luật» sabát (x. Ga 5,16) vì lý do đức ái, bất chấp nguy hiểm. Ngài không hề khuyên bảo người bệnh hãy đến với Ngài vào ngày khác thì Ngài mới chữa bệnh cho như những người Pharisêu đã từng khuyên họ: «Ðã có sáu ngày phải làm việc, thì đến mà xin chữa bệnh những ngày đó, đừng có đến vào ngày sabát!» (Lc 13,14). Ngài không hề bảo họ đừng đến với Ngài vào ngày sabát để Ngài giữ luật sabát cho trọn vẹn, mà phản đối kịch liệt lời khuyên trên của người Pharisêu (x. Lc 13,15-17).
Cách hành xử của Ngài như thế chẳng phải là một mẫu gương để chúng ta noi theo sao, hỡi những người theo Đức Giêsu và những kẻ tự hào mình theo Ngài?
3. Tình yêu hay đức ái ví như hiến pháp, luật lệ khác ví như các khoản luật
Điều ấy cho thấy luật bác ái cao trọng hơn bất cứ loại luật lệ nào, dù là luật thành văn của Thiên Chúa như luật Môsê, hay luật của Giáo Hội và những luật lệ do con người lập ra. Vì trong Kitô giáo, đức ái được ví như hiến pháp, còn tất cả những luật lệ thành văn khác đều chỉ được ví như luật pháp mà thôi.
Luật pháp phải thể hiện tinh thần của hiến pháp, giúp hiến pháp được thực hiện trong những trường hợp cụ thể hơn trong đời sống. Vì thế, trường hợp nào mà thi hành một điều khoản của luật pháp trở thành vi phạm hiến pháp thì trường hợp ấy, ta không nên thi hành khoản luật ấy. Nếu ai vẫn cứ thi hành khoản luật ấy, thì người ấy vi phạm hiến pháp. Nếu vì muốn thi hành cho đúng hiến pháp mà đành phải vi phạm một điều khoản trong luật pháp, thì việc vi phạm đó không còn là vi phạm nữa. Vì mục đích của luật pháp là để thực hiện hiến pháp, chứ không ngược lại.
Đức ái chính là hiến pháp, là luật tối thượng bao trùm tất cả mọi khoản luật, nên thánh Phaolô đã dám quả quyết: «Ai yêu người, thì đã chu toàn Lề Luật» (Rm 13,8; x. 18,10); «Anh em hãy mang gánh nặng cho nhau, như vậy là anh em chu toàn luật Đức Kitô» (Gl 6,2). Thánh Giacôbê thì cho đức bác ái là luật cao nhất của Kinh Thánh: «Luật Kinh Thánh được đưa lên hàng đầu là Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình» (Gc 2,8). Lời tuyên bố của hai vị thánh này thật rõ ràng. Thánh Âu Tinh cũng nói: «Cứ yêu đi, rồi muốn làm gì thì làm» (Ama et fac quod vis).
Luật Môsê là luật của Thiên Chúa, được chính Thiên Chúa truyền qua Môsê. Thế mà khi có sự xung đột giữa luật Môsê và đức ái hay điều lương tâm đòi buộc, thì Đức Giêsu đã chấp nhận lỗi luật Môsê (tức luật Chúa) chứ không chấp nhận lỗi đức ái hay lỗi luật lương tâm. Hiện nay, luật của Đức Giêsu đã thay thế luật Môsê, và luật của Ngài là luật yêu thương, nên yêu thương chính là luật tối thượng, đúng như thánh Giacôbê đã nói ở trên (x. Gc 2,8).
Luật Môsê là luật của Thiên Chúa mà còn vậy, huống chi những luật do con người lập ra. Ai coi việc thi hành đức ái nhẹ hơn bất kỳ một khoản luật nào đó do con người lập ra, thì câu sau đây của Đức Giêsu đáng để cho họ suy nghĩ: «Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta. Chúng có thờ phượng Ta thì cũng vô ích, vì giáo lý chúng giảng dạy chỉ là giới luật phàm nhân» (Mt 15,8-9).
Vậy, chúng ta phải theo lập trường của Đức Giêsu hay của người Pharisêu?
4. Mục đích của lề luật là hình thành đức ái trong lòng con người
Cũng như một cây non cần phải buộc vào một cọc thẳng để cây mọc thẳng lên. Nhưng khi cây đã mọc thẳng và các mô mộc trong cây đã cứng cát rồi, thì người ta bỏ cọc đi. Luật lệ giống như cái cọc thẳng ấy để giúp cho tâm linh còn non yếu mọc thẳng lên. Nó có nhiệm vụ hình thành đức ái ở trong ta. Khi đức ái của ta đã được hình thành và trở nên vững chắc, thì ta phải hành động theo sự đòi hỏi của đức ái đã được hình thành ấy ở trong ta. Lúc ấy lề luật đã đóng hết vai trò và nhiệm vụ của nó.
Thật vậy, theo thánh Phaolô, lề luật được lập nên không phải cho người công chính, mà cho người tội lỗi tức chưa hiểu biết được cốt tủy của sự công chính (x. 1Tm 1,8-10). Ngài cũng nói: «Không người phàm nào được nhìn nhận là công chính vì đã làm những gì Luật dạy. Ngày nay, sự công chính của Thiên Chúa đã được thể hiện mà không cần đến Luật Môsê» (Rm 3,20-21; x. Gl 3,11).
Sự công chính không hệ tại việc giữ luật lệ: «Nếu người ta được nên công chính do Lề Luật, thì hoá ra Đức Kitô đã chết vô ích» (Gl 2,21); mà do việc có đức ái hay tình thương đích thực ở trong lòng hay không. Vì sự công chính hay thánh thiện hệ tại việc mình có trở nên giống Thiên Chúa hay không, có Thiên Chúa ở trong mình hay không. Mà Thiên Chúa tự bản chất chính là tình yêu, là đức ái (x. 1Ga 4,8.16). Giống Thiên Chúa là giống ở yếu tố này, chứ không phải ở bất kỳ điều gì khác.
Vì thế, cho dù lỗi luật sabát có thể dẫn đến tử hình, nhưng Đức Giêsu hoặc các tông đồ đã nhiều lần lỗi luật sabát vì lý do bác ái hay vì một lý do chính đáng khác. Chẳng hạn, các môn đệ Đức Giêsu bứt bông lúa mì (x. Mt 12,1-8; Mc 2,23-28; Lc 6,1-5); Đức Giêsu chữa người bị bại tay (x. Mt 12,9-14; Mc 3,1-6; Lc 6,6-11); chữa một phụ nữ còng lưng (Lc 13,10-17); chữa người mắc bệnh phù thũng (Lc 14,1-6); chữa một người đau ốm ở hồ nước tại Bếtdatha (Ga 5,1-18); chữa một người mù từ thuở mới sinh (Ga 9,1-41), tất cả đều được làm vào ngày sabát. Vì theo Ngài, luật lệ chỉ là phương tiện, con người mới là mục đích. Luật lệ để phục vụ con người, chứ không ngược lại. Ngài nói: «Ngày sabát được làm ra vì con người, chứ không phải con người vì ngày sabát» (Mc 2,27).
Ngài đã bị các kinh sư và luật sĩ cảnh cáo nhiều lần về việc Ngài lỗi luật ngày sabát, và tìm cách giết Ngài, nhưng Ngài vẫn cứ «lỗi luật» sabát (x. Ga 5,16) vì lý do đức ái, bất chấp nguy hiểm. Ngài không hề khuyên bảo người bệnh hãy đến với Ngài vào ngày khác thì Ngài mới chữa bệnh cho như những người Pharisêu đã từng khuyên họ: «Ðã có sáu ngày phải làm việc, thì đến mà xin chữa bệnh những ngày đó, đừng có đến vào ngày sabát!» (Lc 13,14). Ngài không hề bảo họ đừng đến với Ngài vào ngày sabát để Ngài giữ luật sabát cho trọn vẹn, mà phản đối kịch liệt lời khuyên trên của người Pharisêu (x. Lc 13,15-17).
Cách hành xử của Ngài như thế chẳng phải là một mẫu gương để chúng ta noi theo sao, hỡi những người theo Đức Giêsu và những kẻ tự hào mình theo Ngài?
3. Tình yêu hay đức ái ví như hiến pháp, luật lệ khác ví như các khoản luật
Điều ấy cho thấy luật bác ái cao trọng hơn bất cứ loại luật lệ nào, dù là luật thành văn của Thiên Chúa như luật Môsê, hay luật của Giáo Hội và những luật lệ do con người lập ra. Vì trong Kitô giáo, đức ái được ví như hiến pháp, còn tất cả những luật lệ thành văn khác đều chỉ được ví như luật pháp mà thôi.
Luật pháp phải thể hiện tinh thần của hiến pháp, giúp hiến pháp được thực hiện trong những trường hợp cụ thể hơn trong đời sống. Vì thế, trường hợp nào mà thi hành một điều khoản của luật pháp trở thành vi phạm hiến pháp thì trường hợp ấy, ta không nên thi hành khoản luật ấy. Nếu ai vẫn cứ thi hành khoản luật ấy, thì người ấy vi phạm hiến pháp. Nếu vì muốn thi hành cho đúng hiến pháp mà đành phải vi phạm một điều khoản trong luật pháp, thì việc vi phạm đó không còn là vi phạm nữa. Vì mục đích của luật pháp là để thực hiện hiến pháp, chứ không ngược lại.
Đức ái chính là hiến pháp, là luật tối thượng bao trùm tất cả mọi khoản luật, nên thánh Phaolô đã dám quả quyết: «Ai yêu người, thì đã chu toàn Lề Luật» (Rm 13,8; x. 18,10); «Anh em hãy mang gánh nặng cho nhau, như vậy là anh em chu toàn luật Đức Kitô» (Gl 6,2). Thánh Giacôbê thì cho đức bác ái là luật cao nhất của Kinh Thánh: «Luật Kinh Thánh được đưa lên hàng đầu là Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình» (Gc 2,8). Lời tuyên bố của hai vị thánh này thật rõ ràng. Thánh Âu Tinh cũng nói: «Cứ yêu đi, rồi muốn làm gì thì làm» (Ama et fac quod vis).
Luật Môsê là luật của Thiên Chúa, được chính Thiên Chúa truyền qua Môsê. Thế mà khi có sự xung đột giữa luật Môsê và đức ái hay điều lương tâm đòi buộc, thì Đức Giêsu đã chấp nhận lỗi luật Môsê (tức luật Chúa) chứ không chấp nhận lỗi đức ái hay lỗi luật lương tâm. Hiện nay, luật của Đức Giêsu đã thay thế luật Môsê, và luật của Ngài là luật yêu thương, nên yêu thương chính là luật tối thượng, đúng như thánh Giacôbê đã nói ở trên (x. Gc 2,8).
Luật Môsê là luật của Thiên Chúa mà còn vậy, huống chi những luật do con người lập ra. Ai coi việc thi hành đức ái nhẹ hơn bất kỳ một khoản luật nào đó do con người lập ra, thì câu sau đây của Đức Giêsu đáng để cho họ suy nghĩ: «Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta. Chúng có thờ phượng Ta thì cũng vô ích, vì giáo lý chúng giảng dạy chỉ là giới luật phàm nhân» (Mt 15,8-9).
Vậy, chúng ta phải theo lập trường của Đức Giêsu hay của người Pharisêu?
4. Mục đích của lề luật là hình thành đức ái trong lòng con người
Cũng như một cây non cần phải buộc vào một cọc thẳng để cây mọc thẳng lên. Nhưng khi cây đã mọc thẳng và các mô mộc trong cây đã cứng cát rồi, thì người ta bỏ cọc đi. Luật lệ giống như cái cọc thẳng ấy để giúp cho tâm linh còn non yếu mọc thẳng lên. Nó có nhiệm vụ hình thành đức ái ở trong ta. Khi đức ái của ta đã được hình thành và trở nên vững chắc, thì ta phải hành động theo sự đòi hỏi của đức ái đã được hình thành ấy ở trong ta. Lúc ấy lề luật đã đóng hết vai trò và nhiệm vụ của nó.
Thật vậy, theo thánh Phaolô, lề luật được lập nên không phải cho người công chính, mà cho người tội lỗi tức chưa hiểu biết được cốt tủy của sự công chính (x. 1Tm 1,8-10). Ngài cũng nói: «Không người phàm nào được nhìn nhận là công chính vì đã làm những gì Luật dạy. Ngày nay, sự công chính của Thiên Chúa đã được thể hiện mà không cần đến Luật Môsê» (Rm 3,20-21; x. Gl 3,11).
Sự công chính không hệ tại việc giữ luật lệ: «Nếu người ta được nên công chính do Lề Luật, thì hoá ra Đức Kitô đã chết vô ích» (Gl 2,21); mà do việc có đức ái hay tình thương đích thực ở trong lòng hay không. Vì sự công chính hay thánh thiện hệ tại việc mình có trở nên giống Thiên Chúa hay không, có Thiên Chúa ở trong mình hay không. Mà Thiên Chúa tự bản chất chính là tình yêu, là đức ái (x. 1Ga 4,8.16). Giống Thiên Chúa là giống ở yếu tố này, chứ không phải ở bất kỳ điều gì khác.
Nguyễn Chính Kết
No comments:
Post a Comment