CHIA SẺ TIN MỪNG
Chúa Nhật thứ 31 Thường Niên
(30-10-2004)
Thái độ nên có đối với người tội lỗi.
• Kn 11,22-12,2: (1,23) Chúa xót thương hết mọi người, vì Chúa làm được hết mọi sự. Chúa nhắm mắt làm ngơ, không nhìn đến tội lỗi loài người, để họ còn ăn năn hối cải. (12,2) Vì thế, những ai sa ngã, Chúa sửa dạy từ từ. Chúa cảnh cáo họ, nhắc cho họ nhớ họ đã phạm tội gì, để họ bỏ điều ác mà tin vào Chúa.
• 2 Tx 1,11-2,2: (11) Xin Thiên Chúa chúng ta làm cho anh em được xứng đáng với ơn gọi, và xin Người dùng quyền năng mà hoàn thành mọi thiện chí của anh em và mọi công việc anh em làm vì lòng tin.
• TIN MỪNG: Lc 19,1-10
Ông Dakêu
(1) Sau khi vào Giêrikhô, Đức Giêsu đi ngang qua thành phố ấy. (2) Ở đó có một người tên là Dakêu; ông đứng đầu những người thu thuế, và là người giàu có. (3) Ông ta tìm cách để xem cho biết Đức Giêsu là ai, nhưng không được, vì dân chúng thì đông, mà ông ta lại lùn. (4) Ông liền chạy tới phía trước, leo lên một cây sung để xem Đức Giêsu, vì Người sắp đi qua đó. (5) Khi Đức Giêsu tới chỗ ấy, thì Người nhìn lên và nói với ông: «Này ông Dakêu, xuống mau đi, vì ho ôm nay tôi phải ở lại nhà ông!» (6) Ông vội vàng tụt xuống, và mừng rỡ đón rước Người. (7) Thấy vậy, mọi người xầm xì với nhau: «Nhà người tội lỗi mà ông ấy cũng vào trọ!» (8) Ông Dakêu đứng đó thưa với Chúa rằng: «Thưa Ngài, đây phân nửa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn». (9) Đức Giêsu mới nói về ông ta rằng: «Hôm nay, ơn cứu độ đã đến cho nhà này, bởi người này cũng là con cháu tổ phụ Ápraham. (10) Vì Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất».
CHIA SẺ
Câu hỏi gợi ý:
1. Đối với người xấu, thái độ xa tránh để trừng phạt họ và thái độ gần gũi yêu thương họ, thái độ nào có tác dụng cảm hóa họ nhiều hơn?
2. Để trở nên tốt, con cái ta cần tình thương hay cần những lời khuyên của ta hơn? Cái nào có khả năng thúc đẩy chúng làm điều tốt nhiều hơn?
3. Khi con cái bạn sợ roi hơn sợ bạn buồn, bạn có nghĩ rằng bạn đã chưa biểu lộ tình thương của bạn đối với con cái đúng mức phải có chăng? Hoặc bạn đã dùng quá nhiều lời khuyên mà quên rằng chúng cần bạn biểu lộ tình thương đối với chúng nhiều hơn nữa (qua sự quan tâm, âu yếm, dịu dàng…)?
2. Để trở nên tốt, con cái ta cần tình thương hay cần những lời khuyên của ta hơn? Cái nào có khả năng thúc đẩy chúng làm điều tốt nhiều hơn?
3. Khi con cái bạn sợ roi hơn sợ bạn buồn, bạn có nghĩ rằng bạn đã chưa biểu lộ tình thương của bạn đối với con cái đúng mức phải có chăng? Hoặc bạn đã dùng quá nhiều lời khuyên mà quên rằng chúng cần bạn biểu lộ tình thương đối với chúng nhiều hơn nữa (qua sự quan tâm, âu yếm, dịu dàng…)?
Suy tư gợi ý:
1. Hai thái độ có thể có đối với những người tội lỗi
Đối với những người tội lỗi, để giúp họ từ bỏ con đường tội lỗi hầu trở nên tốt hơn, người ta có thể có hai thái độ:
• Một là tẩy chay xa lánh họ để nhờ đó họ nhận ra tội lỗi của mình mà sửa chữa. Sách Dân số đã từng khuyên: «Này, chớ tới gần lều của những con người hư đốn ấy, và đừng đụng tới tất cả những gì của họ, kẻo vì liên luỵ mà anh em cũng bị huỷ diệt cùng với tất cả tội lỗi của họ» (Ds 16,26). Thánh Phaolô có khi chủ trương tương tự: «Thưa anh em, nhân danh Chúa Giêsu Kitô, chúng tôi truyền cho anh em phải xa lánh mọi người sống vô kỷ luật, không theo truyền thống anh em đã nhận được từ nơi tôi» (2 Tx 3,6), và ngài khuyên Timôtê: «Anh hãy xa lánh tất cả những người ấy» (2 Tm 3,5). Chính Đức Giêsu cũng có khi chủ trương phải dùng biện pháp này đối với những kẻ ngoan cố như biện pháp cuối cùng sau khi tất cả mọi biện pháp đều thất bại: «Nếu nó không nghe họ, thì hãy đi thưa Hội Thánh. Nếu Hội Thánh mà nó cũng chẳng nghe, thì hãy kể nó như một người ngoại hay một người thu thuế» (Mt 18,17).
Do đó, nhiều Kitô hữu được gọi là đạo đức cũng chủ trương như vậy, thậm chí áp dụng nó một cách hết sức máy móc. Biện pháp này mang tính cảnh cáo, trừng phạt, nhiều khi cần thiết và có tác dụng rất tích cực, nhưng cũng rất lắm khi bị phản tác dụng: tạo khó khăn, gây bất mãn, bít đường sống lương thiện, hoặc đẩy sâu vào đường tội lỗi.
• Thái độ thứ hai ngược lại là gần gũi và biểu lộ tình thương đối với họ. Đây là thái độ mà Đức Giêsu thường xử sự đối với người tội lỗi, và hầu như luôn luôn có tác dụng tốt. Ngài không hề xa tránh những người thu thuế, bọn đĩ điếm, vốn bị coi là hạng người tội lỗi, như những kinh sĩ và người Pharisiêu thường làm. Ngài sẵn sàng ở trọ nhà người tội lỗi (x. Lc 19,7), ăn uống và giao du thân thiện với họ (x. Mt 9,10; Mc 2,15; Lc 5,30). Người Do Thái thời ấy không thể tưởng tượng được một ngôn sứ như Ngài lại có thể đối xử thân mật như thế đối với người tội lỗi, hoặc để họ đụng chạm đến thân thể mình (x. Lc 7,39). Không những thế, Ngài còn nhận một người thu thuế vào số các môn đệ thân tín nhất của mình (x. Mt 10,3; Lc 5,27).
Kết quả của thái độ nhân từ đó là biết bao người tội lỗi (thu thuế, đĩ điếm…) trở lại con đường ngay chính, say mê nghe Ngài rao giảng Tin Mừng, mà bài Tin Mừng hôm nay kể ra một trường hợp điển hình. Chính vì Đức Giêsu sẵn sàng vào nhà ông Dakêu, một kẻ bị coi là tội lỗi, ăn uống và trọ tại nhà ông, mà con người ông đã hoàn toàn thay đổi. Thử tưởng tượng xem, nếu Ngài cũng đối xử với Dakêu như cách mà người Do Thái thường làm là tẩy chay và xa lánh ông, thì kết quả ra sao! Còn biết bao trường hợp trở lại khác vì thái độ bao dung và gần gũi của Ngài (x. Lc 7,36-50; Ga 4,39-42; 8,2-11), đến nỗi Đức Giêsu cho biết chính bọn tội lỗi biết hối cải ấy còn vào thiên đàng trước và đông hơn cả bọn kinh sĩ và Pharisêu nữa (Mt 21,31-32).
2. Người Kitô hữu nên có thái độ nào
Thực ra, thái độ nào cũng có cái hay và cái dở của nó. Vì thế, người Kitô hữu nên tùy nghi mà áp dụng thái độ này hay thái độ kia trong từng trường hợp, miễn sao đạt được kết quả tốt. Thái độ yêu thương gần gũi thường có nhiều cơ may cảm hóa được người tội lỗi hơn thái độ tẩy chay rất nhiều. Điều này được chứng tỏ trong Tin Mừng qua thái độ của Đức Giêsu. Thái độ tẩy chay chỉ nên áp dụng một cách hạn chế, như một biện pháp cuối cùng, sau khi mọi biện pháp khác đều thất bại. Và chỉ nên áp dụng khi được thúc đẩy bởi tình thương và tinh thần trách nhiệm chứ không phải bởi lòng ghen ghét, ác cảm, với tinh thần bỏ mặc, vô trách nhiệm. Rất tiếc, biện pháp này lắm khi đã bị lạm dụng trong Giáo Hội gây ra rất nhiều điều đáng tiếc.
Cũng nên nhắc lại rằng cần phân biệt sự ác và người ác. Cần phải ghét bỏ và xa tránh sự ác chứ không phải người ác. Đức Giêsu và các tông đồ dạy ta phải yêu thương người ác và kẻ thù, làm ơn cho họ (x. Mt 5,44; Lc 6,27; Rm 12,20, v.v…). Trong số các điều ác, thì dường như Đức Giêsu tỏ ra ghét tính kiêu ngạo, sự giả hình, tính hay kết án và khinh chê người khác hơn tất cả những tính xấu khác. Tội lỗi bao nhiêu Chúa cũng tha được, nhưng dường như Chúa không tha tội cho những kẻ không chịu tha thứ cho người khác (x. Mt 18,23-35), những kẻ hay kết án người khác (x. Lc 6,37), những kẻ tự kiêu và lên mặt chê bai người khác (x. Lc 18,9-14). Chính vì thế mà bọn thu thuế và đĩ điếm dễ vào thiên đàng hơn bọn kinh sư và Pharisêu là những kẻ hay lên án và khinh chê kẻ khác. Do đó, chúng ta phải xét lại thái độ của chúng ta đối với người xấu, coi chừng kẻo Chúa kết án ta nặng hơn những kẻ bị ta kết án vì thái độ bất bao dung và kiêu ngạo của ta.
Thực ra, thái độ nào cũng có cái hay và cái dở của nó. Vì thế, người Kitô hữu nên tùy nghi mà áp dụng thái độ này hay thái độ kia trong từng trường hợp, miễn sao đạt được kết quả tốt. Thái độ yêu thương gần gũi thường có nhiều cơ may cảm hóa được người tội lỗi hơn thái độ tẩy chay rất nhiều. Điều này được chứng tỏ trong Tin Mừng qua thái độ của Đức Giêsu. Thái độ tẩy chay chỉ nên áp dụng một cách hạn chế, như một biện pháp cuối cùng, sau khi mọi biện pháp khác đều thất bại. Và chỉ nên áp dụng khi được thúc đẩy bởi tình thương và tinh thần trách nhiệm chứ không phải bởi lòng ghen ghét, ác cảm, với tinh thần bỏ mặc, vô trách nhiệm. Rất tiếc, biện pháp này lắm khi đã bị lạm dụng trong Giáo Hội gây ra rất nhiều điều đáng tiếc.
Cũng nên nhắc lại rằng cần phân biệt sự ác và người ác. Cần phải ghét bỏ và xa tránh sự ác chứ không phải người ác. Đức Giêsu và các tông đồ dạy ta phải yêu thương người ác và kẻ thù, làm ơn cho họ (x. Mt 5,44; Lc 6,27; Rm 12,20, v.v…). Trong số các điều ác, thì dường như Đức Giêsu tỏ ra ghét tính kiêu ngạo, sự giả hình, tính hay kết án và khinh chê người khác hơn tất cả những tính xấu khác. Tội lỗi bao nhiêu Chúa cũng tha được, nhưng dường như Chúa không tha tội cho những kẻ không chịu tha thứ cho người khác (x. Mt 18,23-35), những kẻ hay kết án người khác (x. Lc 6,37), những kẻ tự kiêu và lên mặt chê bai người khác (x. Lc 18,9-14). Chính vì thế mà bọn thu thuế và đĩ điếm dễ vào thiên đàng hơn bọn kinh sư và Pharisêu là những kẻ hay lên án và khinh chê kẻ khác. Do đó, chúng ta phải xét lại thái độ của chúng ta đối với người xấu, coi chừng kẻo Chúa kết án ta nặng hơn những kẻ bị ta kết án vì thái độ bất bao dung và kiêu ngạo của ta.
3. Kinh nghiệm cải hóa trong việc giáo dục con cái
Kinh nghiệm giáo dục con cái cho tôi thấy: con cái mà hư hỏng không phải vì chúng không biết điều nào nên làm điều nào nên tránh cho bằng chúng không có đủ động lực thúc đẩy chúng làm những điều chúng biết phải làm, và xa tránh những điều chúng biết là không nên làm. Chúng cũng có một tâm lý như thánh Phaolô, và cũng là tâm lý của tất cả mọi người: «Điều tôi muốn, thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét, thì tôi lại cứ làm. Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm» (Rm 7,15.19). Ai cũng có tính xác thịt yếu đuối: «Tính xác thịt thì ước muốn những điều trái ngược với Thần Khí, còn Thần Khí lại ước muốn những điều trái ngược với tính xác thịt, đôi bên kình địch nhau, khiến anh em không làm được điều anh em muốn» (Gl 5,17). Vì thế, đừng quan trọng hóa những lầm lỗi của chúng hơn việc biểu lộ tình thương và thông cảm của ta. Hãy bắt chước Thiên Chúa: «Chúa nhắm mắt làm ngơ, không nhìn đến tội lỗi loài người, để họ còn ăn năn hối cải» (Kn 11,23). Ngài kiên nhẫn chờ đợi ta trở về với Ngài. Tại sao ta không thể kiên nhẫn chờ đợi con cái mình thay đổi?
Điều quan trọng là tạo cho chúng sức mạnh hơn là cho chúng một mớ lý thuyết. Khi làm cho con cái mình cảm nghiệm rằng chúng được cha mẹ yêu thương, quan tâm, tôn trọng, chăm sóc và sẵn sàng hy sinh tất cả cho chúng, thì tôi nhận thấy chúng tỏ ra yêu thương cha mẹ hơn, hiếu thảo, vâng lời, chịu khó làm việc hơn, vì thế ít lầm lỗi hơn. Khi ấy, tôi thấy rõ rằng hình phạt không làm chúng sợ cho bằng việc nhìn thấy chúng tôi buồn. Chính tình thương đầy thông cảm và tha thứ mà chúng cảm nhận được nơi chúng tôi, và những gương hy sinh, chiến đấu mà chúng thấy nơi chúng tôi đã giúp chúng vượt thắng khi chiến đấu với cám dỗ, với thói hư tật xấu của tuổi trẻ. Chúng tôi khám phá ra rằng để trở nên tốt, con cái chúng ta cần tình thương, sự dịu dàng, âu yếm, sự quan tâm, gần gũi của chúng ta hơn những lời khuyên bảo, trừng phạt. Nếu chúng không cảm nghiệm được tình thương của ta, thì mọi lời khuyên, mọi cố gắng giáo dục của ta đều trở nên vô ích.
Vì thế, tôi không muốn khuyên bảo con cái tôi quá nhiều, nhất là về những điều mà tôi nghĩ chúng đã quá biết rồi. Khuyên và trừng phạt quá nhiều chỉ làm cho bầu khí giữa cha mẹ và con cái luôn căng thẳng, khiến sự thân mật và thông cảm giữa chúng với ta ngày càng giảm đi. Nhất là làm cho chúng có cảm tưởng rằng chúng ta ghét chúng hoặc không thương chúng đủ. Và từ đó, chúng càng ngày càng xa cách ta, không muốn nghe ta nói gì nữa, khiến cho mọi lời khuyên bảo răn đe của ta đều ra «công dã tràng». Cổ nhân ta có câu: «giáo đa thành oán» mà tôi phải công nhận là đúng khi thấy mình thất bại trong việc giáo dục con cái một thời gian. Hay chê bai và phiền trách chúng quá nhiều có thể làm chúng thất vọng, mất tự tin, khiến chúng nghĩ rằng chúng không thể làm được điều tốt. Vì nếu không có động lực là tình yêu thúc đẩy, chúng không thể làm được những điều chúng biết là phải làm. Tình yêu của chúng đối với ta là động lực mạnh nhất để chúng nên trở nên tốt.
4. Áp dụng vào việc cải hóa người xấu
Làm cho mọi người chung quanh ta trở nên tốt hơn là một bổn phận của mọi Kitô hữu. Từ bài học của bài Tin Mừng hôm nay, và từ kinh nghiệm giáo dục con cái, tôi nhận ra rằng: để trở nên tốt, người ta cần lời khuyến khích hơn trách cứ, cần cảm thông hơn kết án, cần động viên hơn trừng phạt, cần tình thương và gương sáng hơn lời khuyên bảo, cần được gần gũi hơn bị xa tránh. Cả hai cách đều tốt, nhưng cách trước thường tốt, dễ sử dụng và có hiệu quả hơn cách sau mà không gây tai hại. Cách sau khó sử dụng hơn rất nhiều, vì nó có thể động chạm đến tự ái, danh dự, quyền lợi của người khác, hoặc tạo nên khó khăn cho họ, nên dễ bị phản tác dụng, có thể gây ác cảm, thù ghét, căng thẳng. Vì thế, muốn sử dụng cách sau thì phải hết sức khôn khéo và tế nhị. Nhưng dù sử dụng cách nào thì cũng phải làm cho người mà ta muốn cải hóa cảm nhận được tình thương, thiện cảm và thiện chí của ta đối với họ. Và trước khi cảm hóa ai, hãy nhận thức rằng rất nhiều khi – trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai – ta cũng yếu đuối và lầm lỗi không kém gì họ.
Kinh nghiệm giáo dục con cái cho tôi thấy: con cái mà hư hỏng không phải vì chúng không biết điều nào nên làm điều nào nên tránh cho bằng chúng không có đủ động lực thúc đẩy chúng làm những điều chúng biết phải làm, và xa tránh những điều chúng biết là không nên làm. Chúng cũng có một tâm lý như thánh Phaolô, và cũng là tâm lý của tất cả mọi người: «Điều tôi muốn, thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét, thì tôi lại cứ làm. Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm» (Rm 7,15.19). Ai cũng có tính xác thịt yếu đuối: «Tính xác thịt thì ước muốn những điều trái ngược với Thần Khí, còn Thần Khí lại ước muốn những điều trái ngược với tính xác thịt, đôi bên kình địch nhau, khiến anh em không làm được điều anh em muốn» (Gl 5,17). Vì thế, đừng quan trọng hóa những lầm lỗi của chúng hơn việc biểu lộ tình thương và thông cảm của ta. Hãy bắt chước Thiên Chúa: «Chúa nhắm mắt làm ngơ, không nhìn đến tội lỗi loài người, để họ còn ăn năn hối cải» (Kn 11,23). Ngài kiên nhẫn chờ đợi ta trở về với Ngài. Tại sao ta không thể kiên nhẫn chờ đợi con cái mình thay đổi?
Điều quan trọng là tạo cho chúng sức mạnh hơn là cho chúng một mớ lý thuyết. Khi làm cho con cái mình cảm nghiệm rằng chúng được cha mẹ yêu thương, quan tâm, tôn trọng, chăm sóc và sẵn sàng hy sinh tất cả cho chúng, thì tôi nhận thấy chúng tỏ ra yêu thương cha mẹ hơn, hiếu thảo, vâng lời, chịu khó làm việc hơn, vì thế ít lầm lỗi hơn. Khi ấy, tôi thấy rõ rằng hình phạt không làm chúng sợ cho bằng việc nhìn thấy chúng tôi buồn. Chính tình thương đầy thông cảm và tha thứ mà chúng cảm nhận được nơi chúng tôi, và những gương hy sinh, chiến đấu mà chúng thấy nơi chúng tôi đã giúp chúng vượt thắng khi chiến đấu với cám dỗ, với thói hư tật xấu của tuổi trẻ. Chúng tôi khám phá ra rằng để trở nên tốt, con cái chúng ta cần tình thương, sự dịu dàng, âu yếm, sự quan tâm, gần gũi của chúng ta hơn những lời khuyên bảo, trừng phạt. Nếu chúng không cảm nghiệm được tình thương của ta, thì mọi lời khuyên, mọi cố gắng giáo dục của ta đều trở nên vô ích.
Vì thế, tôi không muốn khuyên bảo con cái tôi quá nhiều, nhất là về những điều mà tôi nghĩ chúng đã quá biết rồi. Khuyên và trừng phạt quá nhiều chỉ làm cho bầu khí giữa cha mẹ và con cái luôn căng thẳng, khiến sự thân mật và thông cảm giữa chúng với ta ngày càng giảm đi. Nhất là làm cho chúng có cảm tưởng rằng chúng ta ghét chúng hoặc không thương chúng đủ. Và từ đó, chúng càng ngày càng xa cách ta, không muốn nghe ta nói gì nữa, khiến cho mọi lời khuyên bảo răn đe của ta đều ra «công dã tràng». Cổ nhân ta có câu: «giáo đa thành oán» mà tôi phải công nhận là đúng khi thấy mình thất bại trong việc giáo dục con cái một thời gian. Hay chê bai và phiền trách chúng quá nhiều có thể làm chúng thất vọng, mất tự tin, khiến chúng nghĩ rằng chúng không thể làm được điều tốt. Vì nếu không có động lực là tình yêu thúc đẩy, chúng không thể làm được những điều chúng biết là phải làm. Tình yêu của chúng đối với ta là động lực mạnh nhất để chúng nên trở nên tốt.
4. Áp dụng vào việc cải hóa người xấu
Làm cho mọi người chung quanh ta trở nên tốt hơn là một bổn phận của mọi Kitô hữu. Từ bài học của bài Tin Mừng hôm nay, và từ kinh nghiệm giáo dục con cái, tôi nhận ra rằng: để trở nên tốt, người ta cần lời khuyến khích hơn trách cứ, cần cảm thông hơn kết án, cần động viên hơn trừng phạt, cần tình thương và gương sáng hơn lời khuyên bảo, cần được gần gũi hơn bị xa tránh. Cả hai cách đều tốt, nhưng cách trước thường tốt, dễ sử dụng và có hiệu quả hơn cách sau mà không gây tai hại. Cách sau khó sử dụng hơn rất nhiều, vì nó có thể động chạm đến tự ái, danh dự, quyền lợi của người khác, hoặc tạo nên khó khăn cho họ, nên dễ bị phản tác dụng, có thể gây ác cảm, thù ghét, căng thẳng. Vì thế, muốn sử dụng cách sau thì phải hết sức khôn khéo và tế nhị. Nhưng dù sử dụng cách nào thì cũng phải làm cho người mà ta muốn cải hóa cảm nhận được tình thương, thiện cảm và thiện chí của ta đối với họ. Và trước khi cảm hóa ai, hãy nhận thức rằng rất nhiều khi – trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai – ta cũng yếu đuối và lầm lỗi không kém gì họ.
CẦU NGUYỆN
Lạy Cha, xin cho con nhận ra bản tính yếu đuối và hay lầm lỗi của mình trước khi muốn cảm hóa bất kỳ ai. Nhờ nhận thức đó, con sẽ thông cảm với tất cả những yếu đuối và lầm lỗi của mọi người, con sẽ yêu thương họ nhiều hơn. Chính nhờ sự yêu thương và thông cảm đó, con sẽ cảm hóa được nhiều người hơn. Xin cho con học được cách hành xử của Đức Giêsu đối với những ai bị mọi người coi là tội lỗi như Dakêu. Cho con biết thật sự yêu thương những con người như thế trước khi muốn cảm hóa họ. Amen.
Nguyễn Chính Kết
No comments:
Post a Comment