Saturday, April 27, 2019

PS2b - Những bài học từ sự kiện Chúa phục sinh




CHIA SẺ TIN MỪNG

Chúa Nhật thứ 2 Mùa Phục Sinh

(24-04-2022)

Bài đào sâu

Những bài học từ sự kiện Chúa phục sinh



ĐỌC LỜI CHÚA

  Cv 5,12-16: (12) Nhiều điềm thiêng dấu lạ được thực hiện trong dân nhờ bàn tay các tông đồ. Mọi tín hữu đều đồng tâm nhất trí, thường hội họp tại hành lang Salômon (…). (14) Càng ngày càng có thêm nhiều người tin theo Chúa: cả đàn ông đàn bà rất đông.

  Kh 1,9-11a.12-13.17-19: (17b) Ta là Đầu và là Cuối. (18) Ta là Đấng Hằng Sống, Ta đã chết và nay tôi đều đến muôn thuở muôn đời, và Ta giữ chìa khóa của tử thần và âm phủ.


  TIN MỪNG: Ga 20,19-31

Đức Giêsu hiện ra với các môn đệ

(19) Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do Thái. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: Chúc các anh em được bình an! (20) Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. (21) Người lại nói với các ông: Chúc các anh em được bình an! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em. (22) Nói xong Người thổi hơi vào các ông và bảo: Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. (23) Anh em tha tội cho ai thì người ấy được tha, anh em cầm giữ ai thì người ấy bị cầm giữ.

(24) Một người trong nhóm mười hai, tên là Tôma, cũng gọi là Điđimô, không ở với các ông khi Đức Giêsu đến. (25) Các môn đệ khác nói với ông: Chúng tôi đã được thấy Chúa! Ông Tôma đáp: Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin. (26) Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giêsu lại có mặt trong nhà, có cả ông Tôma ở đó với các ông, các cửa đều đóng kín. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: Chúc anh em được bình an! (27) Rồi Người bảo ông Tôma: Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy, đưa tay ra và đặt vào cạnh sườn Thầy, đừng cứng lòng tin nữa, nhưng hãy tin. (28) Ông Tôma thưa Người: Lạy Thiên Chúa của con! Lạy Thiên Chúa của con! (29) Đức Giêsu bảo: Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin.

(30) Đức Giêsu đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ; nhưng những dấu lạ ấy không được ghi chép trong sách này, (31) còn những điều chép ở đây để anh em tin rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người.




CHIA SẺ

Câu hỏi gợi ý:
1.      Tâm trạng của các tông đồ trước khi Chúa hiện ra thế nào? Chúng ta có gặp tâm trạng như thế không? chúng ta phản ứng thế nào? 
2.      Thân xác Chúa Kitô sau khi sống lại có gì khác lạ? Điều đó có ý nghĩa gì đối với chúng ta? 
3.      Bí tích giải tội liên quan thế nào với cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa? Tại sao Chúa lại lập bí tích giải tội ngay ngày phục sinh?


Suy tư gợi ý:

1.  Tâm trạng của các tông đồ sau khi Đức Giêsu chết

Sau khi Đức Giêsu bị bắt và bị đóng đinh thập giá, tinh thần của các tông đồ bị dao động mãnh liệt, niềm tin và lòng can đảm của các ông như bị mất hẳn. Từ lúc khởi sự theo Ngài tới bữa Tiệc Ly, suốt ba năm ấy, các ông đã nhìn thấy những dấu chứng rất chắc chắn chứng tỏ Ngài là Đấng Mêsia mà dân Do Thái hằng trông đợi từ mấy trăm năm nay, các ông vẫn luôn luôn tin tưởng rằng sẽ tới lúc Ngài xuất đầu lộ diện thành một vị tướng tài ba với binh hùng tướng mạnh để giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị tàn bạo của Rôma. Và các ông cũng nuôi hy vọng rằng sau khi Ngài lên ngôi vua, các ông sẽ trở thành những vị quan lớn trong triều đình của Ngài. Được làm quan cai trị 12 chi tộc Israel  là một mơ ước không tưởng nhưng luôn nằm sẵn trong vô thức của những người dân thấp cổ bé miệng như các ông, nay nhờ theo Đức Kitô đã trở thành một hy vọng dường như nằm trong tầm tay. Thật vậy, ngay trong bữa tiệc ly, các ông vẫn còn tranh luận xem ai là người cao trọng hơn (x. Lc 22, 24).

Vì thế, khi Đức Giêsu bị bắt, các ông bắt đầu hơi nản chí, nhưng vẫn còn hy vọng rằng Ngài chỉ giả bị bắt, và với quyền phép của Ngài, Ngài sẽ thoát khỏi cái chết dễ dàng và sẽ phục hưng lại. Nhưng khi thấy Ngài thật sự bị chết một cách quá nhục nhã trên thập giá, và đã bị chôn trong mồ, nghĩa là rõ ràng Ngài đã chết, thì giấc mơ làm quan kia hoàn toàn sụp đổ, thay vào đó là nỗi sợ hãi bị người Do Thái ruồng bắt. Từ trưa thứ sáu Đức Giêsu chịu nạn đến sáng ngày thứ nhất trong tuần lễ kế tiếp, các ông sống trong hoang mang, sợ hãi và thất vọng.

Sáng ngày thứ nhất, các ông nghe phong thanh rằng Đức Giêsu đã sống lại, nguồn tin đến từ mấy phụ nữ khó mà tin chắc chắn được. Giữa các ông cũng có những chứng từ nhưng không đủ tin: Phêrô và Gioan thấy ngôi mộ trống, còn hai môn đệ từ Emmau về nói rằng họ vừa nhận ra Ngài thì Ngài biến mất. 

Chiều hôm đó, khi màn đêm bắt đầu buông xuống, các ông tụ họp lại để hỏi thăm nhau, bàn tán về những biến cố xảy ra trong ngày, và cũng để nương vào nhau cho đỡ sợ. Lúc đó cửa đóng kín vì các ông sợ người Do Thái. Các ông đang bàn luận thì Đức Giêsu hiện ra.

Mặc dù nghe phong thanh rằng Ngài đã sống lại, nhưng khi Ngài hiện ra, các ông không khỏi kinh ngạc, vì đây vốn là một chuyện không thể tin được. Theo Tin Mừng Luca (24,36-43) thì khi Ngài hiện ra, các ông kinh hồn bạt vía, tưởng là thấy ma, và cho dù Ngài đưa tay chân ra cho các ông xem. các ông vẫn chưa tin, đến nỗi Ngài phải ăn một khúc cá nướng trước mặt các ông để các ông tin (x. Lc 24,42-43)

Chúng ta cần phải thông cảm với các ông, nhất là ông Tôma, vì đối với bất kỳ ai, sống lại từ cõi chết là điều quá sức lạ lùng, cần phải đích thân sờ mó vào những dấu đinh, vào cạnh sườn thì mới có thể tin được. Vả lại, có thật sự chứng nghiệm Ngài sống lại bằng sự sờ mó cụ thể như thế, các ông mới dám mạnh dạn làm chứng - bằng chính mạng sống mình - rằng Ngài đã thật sự sống lại.



2.  Những bài học

Từ bài Tin Mừng trên, chúng ta chúng ta rút ra những bài học sau đây:

a)     Trong cuộc đời, niềm tin của chúng ta vào Thiên Chúa, vào Đức Giêsu nhiều khi cũng bị thử thách một cách nặng nề như các tông đồ xưa. Chúng ta cũng bị nao núng tinh thần, bị chán nản thất vọng, thấy niềm tin của mình tưởng rằng vững chắc bỗng hóa thành như chuyện không tưởng. Nhưng quả thật đối với Thiên Chúa, có nhiều chuyện không thể tin được mà lại xẩy ra. Điều quan trọng là trong khi bị thử thách, chúng ta cứ kiên tâm chờ đợi, đừng vội làm điều gì ngược với lương tâm, với ý Chúa. Tất cả các vị thánh đều phải trải qua những đêm tối của đức tin. Chúa muốn như vậy, đức tin có bị thử thách thì mới trưởng thành và trở nên vững chắc được. Sau cơn thử thách ấy, đức tin hoặc sẽ bị mất đi, hoặc sẽ được trui luyện thành bền vững hơn. Vấn đề nằm ở sự kiên nhẫn: «Ai bền đỗ đến cùng, người ấy sẽ được cứu thoát» (Mt 24,13).

b)     Thân xác của Đức Kitô sau khi sống lại là một thân xác vinh quang, khác với thân xác của Ngài trước khi chết. Thân xác vinh quang của Ngài không còn bị lệ thuộc vào những định luật vật lý thông thường: chẳng hạn cửa đóng kín mà vẫn vào được (x. Ga 20,19), nhưng không phải là bóng ma không có thể chất, vì Ngài vẫn có thể ăn uống như người thường (x. Lc 24,43), vẫn có thể rờ thấy một cách cụ thể (x. Ga 20, 20), và nhất là thân xác đó sẽ chẳng bao giờ phải đau khổ, phải chết nữa. Đó chính là tính chất của thân xác chúng ta trong tương lai, sau khi chúng ta được sống lại từ cõi chết.

Thân xác vinh quang sau khi phục sinh là hình ảnh của những tâm hồn đã được sống lại về mặt tinh thần trong Đức Kitô. Đó là những tâm hồn đã chết cho thế gian, xác thịt, tội lỗi, và chỉ sống cho Thiên Chúa hay Đức Kitô và tha nhân, tâm hồn họ không còn bị lệ thuộc vào ngoại cảnh, không còn bị điên đảo vì những biến đổi của đời thường nữa

Tuy nhiên, họ không phải là những con người siêu thế, sống ngoài vòng tục lụy, mà họ vẫn luôn luôn sống giữa thế gian, làm tất cả mọi việc mà mọi người vẫn làm. Họ vẫn phải đương đầu với tất cả mọi khó khăn mà mọi người vẫn phải đối đầu. Nhưng họ vẫn không bị những khó khăn hay nghịch cảnh vùi dập, làm họ mất bình an. Họ vẫn luôn luôn tìm được bình an và niềm vui trong mọi hoàn cảnh dù khó khăn đến đâu. Tình yêu giúp cho họ thâm nhập vào tất cả những tình huống đời sống thực tế của tha nhân để họ có thể hiểu và giúp đỡ mọi người tùy theo nhu cầu. Vững tin vào Chúa, gắn bó và luôn luôn sống với Chúa là nguồn sức mạnh và năng lực, đó là bí quyết tạo sức mạnh của họ.

c)      Sinh xuống trần, sống như người trần, rao giảng cho người trần, chết và sống lại vì người trần, việc cứu chuộc nhân loại của Đức Giêsu không phải đến đây là hoàn tất. Sứ mạng của Ngài đã hoàn thành được phần chủ yếu, nhưng chưa hoàn tất. Sứ mạng của Ngài còn dang dở cần được các tông đồ và Giáo Hội Ngài tiếp tục. Vì thế, Ngài nói: «như Chúa Cha đã sai Thầy thì Thầy cũng sai anh em» (Ga 20,21). Ngài không chỉ truyền cho chúng ta sứ mạng rao giảng Tin Mừng để cứu rỗi thế giới như Ngài đã làm, mà còn ban Thánh Thần và quyền bính thiêng liêng như Ngài đã từng nhận từ Chúa Cha cho những ai lãnh nhận sứ mạng của Ngài (x. Mt 16,17-18).

Ngài trao việc tiếp tục sứ mạng của Ngài cho các tông đồ, cũng chính là cho chúng ta, tất cả mọi Kitô hữu, đặc biệt cho những ai nhận ra hay tự ý thức về lời mời gọi của Ngài. Mọi Ki-tô hữu nên ý thức lại về lời mời gọi này trong cuộc sống của mình.




CẦU NGUYỆN

Chúa đã phục sinh. Xin cho con cũng được phục sinh như Chúa, nhất là trong tình trạng hiện nay của tâm hồn con: tâm hồn con kể như đã chết hay bệnh hoạn vì tính kiêu ngạo, hèn nhát, ích kỷ, hay vì thiếu niềm tin và tình yêu. Nhưng trước hết, xin cho con biết thành thật với chính mình và ban cho con can đảm để nhận ra tình trạng suy yếu hay đã chết của tâm hồn con, và giúp con quyết tâm chỗi dậy nhờ vào sức mạnh vô biên của Chúa. Amen.

Nguyễn Chính Kết


Bấm vào đây để trở về bài chia sẻ:
«Con người mới» sống bằng đức tin

PS2a - «Con người mới» sống bằng đức tin




CHIA SẺ TIN MỪNG

Chúa Nhật thứ 2 Mùa Phục Sinh

(24-04-2022)


«Con người mới» sống bằng đức tin



ĐỌC LỜI CHÚA

  Cv 5,12-16: (12) Nhiều dấu lạ điềm thiêng được thực hiện trong dân, nhờ bàn tay các Tông Đồ. (14) Càng ngày càng có thêm nhiều người tin theo Chúa: cả đàn ông đàn bà rất đông.

  Kh 1,9-11a.12-13.17-19: (17) «Đừng sợ! Ta là Đầu và là Cuối. (18) Ta là Đấng Hằng Sống, Ta đã chết, và nay Ta sống đến muôn thuở muôn đời.

  TIN MỪNG: Ga 20,19-31

Đức Giêsu hiện ra với các môn đệ

(19) Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Dothái. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: «Bình an cho anh em!» (20) Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. (21) Người lại nói với các ông: «Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em». (22) Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: «Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. (23) Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ».

(24) Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tôma, cũng gọi là Điđymô, không ở với các ông khi Đức Giêsu đến. (25) Các môn đệ khác nói với ông: «Chúng tôi đã được thấy Chúa!» Ông Tôma đáp: «Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin». (26) Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giêsu lại có mặt trong nhà, có cả ông Tôma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: «Bình an cho anh em». (27) Rồi Người bảo ông Tôma: «Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin». (28) Ông Tôma thưa Người: «Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!» (29) Đức Giêsu bảo: «Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!»

 (30) Đức Giêsu đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ; nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này. (31) Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người.




CHIA SẺ

Câu hỏi gợi ý:
1. Thần Khí và đức tin đóng vai trò quan trọng thế nào trong đời sống mới của «con người mới» mà chúng ta phải trở thành?

2. Việc Tôma đòi hỏi phải thấy mới tin là một đòi hỏi hợp lý hay quá đáng? Kinh nghiệm về Thiên Chúa có quan trọng trong việc hình thành đức tin không?

3.  Đức tin mạnh mẽ được hình thành như thế nào? Qua những giai đoạn nào? Ta phải làm gì để có được một đức tin mạnh mẽ?


Suy tư gợi ý:

1. «Con người mới» sống bằng đức tin

Đức Giêsu đã chết và phục sinh là một biểu tượng điển hình cho việc biến đổi từ «con người cũ» sang «con người mới». Nơi chúng ta, «con người cũ» là con người quan niệm, suy tư và hành động theo kiểu trần gian, theo sự khôn ngoan trần gian, lấy những thực tại trần gian (danh, lợi, thú, địa vị, quyền lực, của cải…) làm mục đích. Với chiều hướng đó, «con người cũ» là con người yếu đuối, chỉ có được thứ hạnh phúc chóng qua, và thường phải sống trong đau khổ. 

Còn «con người mới» là con người quan niệm, suy tư và hành động theo Thần Khí, theo sự khôn ngoan của Thiên Chúa, theo sự hướng dẫn của đức tin, lấy tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân làm động lực, lấy lợi ích của Thiên Chúa và tha nhân làm mục đích. Vì thế, «con người mới» là con người mạnh mẽ, luôn hưởng được một niềm hạnh phúc thường hằng xuất phát từ đáy tâm hồn. Tất cả những quan niệm, suy tư, hành động và tình trạng hạnh phúc của «con người mới» ấy đến từ đức tin. Vì thế, đức tin mạnh mẽ và thực tiễn là một yếu tố quan trọng cấu thành «con người mới» ấy. Vấn đề là: làm sao có được đức tin mạnh mẽ?



2.  Con người mới sống bằng Thần Khí

Trong công cuộc cứu chuộc và thánh hóa nhân loại, Thánh Thần là người đạo diễn tất cả mọi chuyện. Vì thế, muốn hoàn thành vai trò và sứ mạng của mình, Đức Giêsu, các tông đồ và những ai theo Ngài đều phải được Thánh Thần thúc đẩy và hướng dẫn, vì thế, phải «tràn đầy Thánh Thần» (x. Cv 2,4; 4,31; 13,52). Trong giai đoạn tới, các tông đồ tiếp nối sứ mạng của Đức Giêsu: «Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em» (Ga 20,21), nên các ông cũng cần phải tràn đầy Thánh Thần. Do đó, Đức Giêsu nói với các ông: «Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần» (Ga 20,22). Thánh Thần cũng chính là yếu tố quan trọng làm nên «con người mới»: «Anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em, và phải mặc lấy con người mới (…) để thật sự sống công chính và thánh thiện» (Ep 4,23-24). Nhưng muốn nhận được Thánh Thần hay Thần Khí của Thiên Chúa, điều quan trọng là phải có đức tin: «Nhờ đức tin, chúng ta nhận được ơn Thiên Chúa đã hứa tức là Thần Khí» (Gl 3,14).



3.  Để có một đức tin mạnh mẽ

Là người Kitô hữu, ai trong chúng ta cũng đều có đức tin. Nhưng rất nhiều người trong chúng ta vẫn chưa trở thành «con người mới». Vì tuy có đức tin, nhưng đức tin của ta nhiều khi chỉ là sự chấp nhận xuông và tuyên xưng ngoài miệng một số tín điều nào đó. Đức tin kiểu này không ảnh hưởng bao nhiêu đến cuộc sống của ta: kẻ tin theo kiểu này dường như chẳng thấy nội tâm mình có gì thay đổi so với kẻ không tin. Đức tin đích thực không phải là sự chấp nhận xuông của lý trí đối với một số tín điều nào đó, mà là một kinh nghiệm sống, hay nói đúng hơn là một sự dấn thân dựa trên kinh nghiệm thật sự về Thiên Chúa. Nếu không có kinh nghiệm về Thiên Chúa, khó có thể có được một đức tin đích thực và mạnh mẽ.

Tại sao các tông đồ lại có một đức tin mạnh mẽ đến nỗi có thể sống chết cho việc rao giảng Tin Mừng? Chính vì các ông có kinh nghiệm đích thực về Thiên Chúa, về Đức Giêsu, về sự phục sinh của Ngài. Nếu các ông không hề gặp Đức Giêsu sau khi Ngài sống lại mà chỉ nghe người khác tường thuật lại, thì chắc hẳn các vị sẽ không dám sống chết với lời rao giảng của mình. 

Đòi hỏi của Tôma «Nếu tôi không thấy dấu đinh…, nếu tôi không xỏ ngón tay…, tôi chẳng tin» (Ga 20,25) là một đòi hỏi chính đáng. Đức tin chỉ có thể mạnh mẽ khi nó dựa trên những kinh nghiệm đích thực về Thiên Chúa. Vì thế, để có một đức tin mạnh mẽ, chúng ta cần có kinh nghiệm đích thực về Thiên Chúa và sau đó cũng cần đến những thử thách của Thiên Chúa để củng cố niềm tin, làm đức tin ngày càng vững mạnh hơn.



4.  Quá trình hình thành một đức tin mạnh mẽ

Để dễ hiểu, chúng ta hãy dựa vào quá trình hình thành đức tin của dân Do Thái:

Kinh nghiệm đức tin ban đầu: Thiên Chúa muốn dân Do Thái tin Ngài là Thiên Chúa của họ, Ngài không chỉ nói với họ hay thuyết phục họ để họ tin Ngài, mà nhiều lần Ngài biểu dương quyền năng của Ngài cho họ. Biểu dương cụ thể nhất, rõ ràng nhất, được mọi người Do Thái thời đó chứng kiến tận mắt là Thiên Chúa cho dân Ngài vượt qua Biển Đỏ một cách lạ lùng. Khi thực hiện phép lạ này, Thiên Chúa làm cho nước biển rẽ ra trước, rồi mới bảo dân chúng bước xuống biển, để cuối cùng họ vượt qua Biển Đỏ an toàn (x. Xh 14,21-22).

Nhờ đó, toàn dân đều có kinh nghiệm rõ rệt về quyền năng của Thiên Chúa. Họ bắt đầu đặt niềm tin nơi Ngài dựa trên kinh nghiệm nền tảng ấy. Đức tin ban đầu của họ còn non yếu, cần phải được nâng đỡ bằng những kinh nghiệm tỏ tường. Thiên Chúa không đòi hỏi họ «liều» trong giai đoạn này. Nhưng khi đức tin trưởng thành, đức tin ấy phải dựa trên kinh nghiệm về Thiên Chúa trong quá khứ để tự xác quyết về quyền năng của Ngài sẽ được thể hiện thế nào trong hiện tại hoặc tương lai. Khi con người đã có kinh nghiệm ban đầu về quyền năng của Thiên Chúa và đặt niềm tin vào Ngài rồi, thì Thiên Chúa bắt đầu thử thách niềm tin ấy để niềm tin ấy trưởng thành và vững mạnh hơn.

Thử thách đức tin: Thời Giosuê làm thủ lãnh dân Do Thái, Thiên Chúa cũng cho xảy ra một trường hợp tương tự như lần dân Chúa vượt qua Biển Đỏ. Thời ấy, Giosuê đưa toàn dân cùng với Hòm Bia Giao Ước đi qua sông Giođan. Thiên Chúa ra lệnh cho dân bước xuống dòng sông. Nhưng lần này, Ngài không cho nước rẽ ra trước, mà bảo họ bước xuống trước. Sự việc xảy ra là «khi chân các tư tế khiêng Hòm Bia vừa đụng xuống nước ở ven bờ, thì nước mạn ngược chảy xuống dừng lại, dựng đứng thành một khối duy nhất trong một khoảng rất dài» (Gs 3,15-16), và toàn dân đã qua được sông Giođan. Như vậy, lần này, Thiên Chúa đòi hỏi dân phải «liều» hơn lần trước một chút. Nhờ liều như thế mà họ lại kinh nghiệm thêm một lần nữa về quyền năng của Thiên Chúa.

Thiên Chúa đào tạo và giáo dục đức tin của ta theo cách ấy, nghĩa là một cách tiệm tiến và có phương pháp. Đức tin ta càng trưởng thành, thì Thiên Chúa càng đòi hỏi ta phải liều lĩnh nhiều hơn. Nếu ta dám tin mạnh hơn, dám chứng tỏ đức tin ấy bằng hành động là dám liều nhiều hơn, thì ta càng có nhiều kinh nghiệm về Thiên Chúa hơn, và đức tin của ta ngày càng trưởng thành hay vững chắc hơn. 

Một khi đã có kinh nghiệm về Thiên Chúa, về quyền năng của Ngài, mà ta lại không dám chứng tỏ đức tin bằng hành động thật sự khi được Ngài thử thách, thì đức tin của ta sẽ dậm chân tại chỗ, không phát triển, và mãi mãi sẽ là một đức tin non yếu.

Đức tin trưởng thành: Đức tin thật sự đạt đến mức trưởng thành phải tương tự như đức tin của Phêrô khi ông dám liều bước chân xuống biển để đi trên nước đến với Đức Giêsu (x. Mt 14,22-33). Tuy nhiên, đức tin của ông chưa đạt đến mức hoàn hảo, vì «khi thấy gió thổi thì ông đâm sợ và bắt đầu chìm xuống biển» (14,30). Ông vẫn còn nghi nan. Chính sự nghi nan này làm ông chìm. Nếu ông hoàn toàn vững tin, ông sẽ đi trên mặt biển không khác gì trên đất liền.

Hiểu được quá trình hình thành một đức tin vững mạnh, ta sẽ hiểu được cách để phát triển đức tin của ta hầu trở thành «con người mới».




CẦU NGUYỆN

Lạy Cha, trong cuộc đời Kitô hữu của con, nhiều lần Cha đã tỏ quyền năng của Cha cho con một cách rất lạ lùng, để con có được những kinh nghiệm nền tảng về quyền năng hay tình thương quan phòng của Cha. Nhờ đó con tin vào Cha. Nhưng khi Cha thử thách niềm tin của con để đức tin của con trưởng thành hơn, thì con lại lùi bước. Con đòi hỏi phải thật bảo đảm mới dám dấn thân hành động theo ý Cha. Con không dám liều một chút vì Cha. Vì thế, đến bây giờ đức tin của con vẫn còn yếu kém. Và con vẫn mãi mãi là một con người yếu đuối. Xin Cha giúp con biết liều hơn một chút, để quyền năng của Cha được biểu lộ ra cho con, hầu đức tin của con vững mạnh hơn. Nhờ đó con tiến triển hơn trong đời sống đức tin để trở thành «con người mới».


Nguyễn Chính Kết


Tuesday, April 16, 2019

PhucSinh2 - Làm sao tin Đức Giêsu đã thật sự sống lại?



Làm sao tin Đức Giêsu
đã thật sự sống lại?

Tin Đức Giêsu sống lại là một ơn của Thiên Chúa. Vì không dễ gì tin điều ấy. Tuy nhiên, đã có nhiều người trí thức, triết gia, khoa học gia tìm đủ mọi lý lẽ để bác bỏ niềm tin ấy, nhưng không thể bác bỏ được. Vì những sự kiện xảy ra –được các sách Tin Mừng thuật lại– đã biện hộ cho niềm tin ấy chống lại tất cả những lý lẽ viện dẫn từ những kẻ vô tín ấy.
Chúng ta hãy thử đi vào những lý chứng bênh vực niềm tin của chúng ta.
Phêrô «vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Ðức Giêsu. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi» (Ga 20,6-7)
Nếu Đức Giêsu sống lại, Ngài đích thực là Con Thiên Chúa
Đức Kitô chết, nhưng đã sống lại. Đó là niềm tin căn bản của người Kitô hữu. Vì «nếu Đức Kitô không phục sinh, thì niềm tin và lời rao giảng của chúng ta là vô ích» (1Cr 15,14). Nói cách khác, cho dù có Đức Kitô, nhưng nếu Ngài không sống lại, thì sẽ không có Kitô giáo, vì người ta không có một bằng chứng cụ thể và chắc chắn nào để tin rằng Ngài là Con Thiên Chúa.
Nhưng nếu đích thực Ngài đã sống lại từ trong kẻ chết đúng như Ngài đã tuyên báo nhiều lần, thì chúng ta phải kết luận rằng những điều Ngài nói về thần tính của Ngài là xác thật. Vì nếu Ngài chỉ là thường nhân, và những điều Ngài xác nhận về thần tính của Ngài chỉ là bịp bợm, thì chắc chắn Thiên Chúa sẽ không bao giờ cho Ngài sống lại, vì «Thiên Chúa không nhậm lời những kẻ tội lỗi; còn ai kính sợ Thiên Chúa và làm theo ý của Người thì Người nhậm lời kẻ ấy» (Ga 9,31).
Vậy, vấn đề mấu chốt là: Ngài có sống lại hay không? và chúng ta dựa vào đâu để xác quyết rằng Ngài đã sống lại? Chúng ta cần phải nắm vững những chứng cứ để củng cố niềm tin căn bản của chúng ta.
1. Chứng tá của các tông đồ
Các tông đồ là những người đã sống đồng thời với Đức Kitô, bên cạnh Đức Kitô. Các ông đã làm chứng suốt cuộc đời rằng Đức Kitô đã chết, nhưng 3 ngày sau đã sống lại và đã hiện ra với các ông. Các ông đã sẵn sàng chịu đau khổ và chịu chết vì lời chứng đó.
Không ai ngu dại đến nỗi sẵn sàng hy sinh cả đời mình để rao giảng và nhất là lại sẵn sàng lấy đau khổ và cái chết của mình ra để làm chứng cho một người nói dối hay nói sai: vì Đức Kitô đã tiên báo trước đó khá lâu rằng Ngài chết được 3 ngày sẽ sống lại.
Nếu Ngài không sống lại như Ngài đã nói trước thì khó có thể nghĩ được rằng những kẻ vốn nhát đảm như các tông đồ lại có thể can đảm mạnh dạn rao giảng về Ngài và coi việc chết vì Ngài như một vinh dự. Hãy nghĩ lại sự hèn nhát của các tông đồ khi Đức Kitô bị bắt: các ông trốn sạch, thậm chí đã chối Thầy, mặc dù trước đó đã thề thốt nặng lời rằng sẽ không bao giờ bỏ Thầy. Tin Mừng thuật lại: «Phêrô nói : “Dầu có phải chết với Thầy con cũng không chối Thầy”.Tất cả các môn đệ khác cũng đều nói như vậy» (Mt 26,35). Sự hèn nhát đó có nguyên nhân của nó, vì các ông tuy đã tin Đức Giêsu là Con Thiên Chúa, là Đấng Mêsia vì nhiều dấu chỉ và chứng cớ khá rõ, nhưng chưa xác tín, vì chưa có chứng cớ nào đủ mạnh. Chỉ có sự sống lại đích thật của Đức Giêsu mới có thể giải thích việc các ông trở nên can đảm một cách nhanh chóng như thế.
2. Các tông đồ có thể ngụy tạo việc Chúa sống lại chăng?
Việc các tông đồ ngụy tạo quả là khó tin. Các ông đều là những ngư dân dốt nát, nhát đảm, lẽ nào lại có khả năng qua mặt được các kinh sư, luật sĩ, là những người trí thức và khôn ngoan. Việc tạo ra một huyền thoại hết sức khó tin nhưng lại được vô số người tin như thế, mà cho tới nay người ta vẫn chưa thể chứng minh là phi lý, không phải chuyện đơn giản mà những người dốt nát như các tông đồ có thể làm được. Vả lại, nếu đó là huyền thoại thì việc tạo ra huyền thoại này đã hoàn tất trong một thời gian kỷ lục: chưa đầy 10 năm. Đang khi đó, trong lịch sử các tôn giáo, mọi huyền thoại đều phải hình thành trong những thời gian lâu hơn rất nhiều.
Việc những con người đơn sơ chất phác tạo ra một huyền thoại một cách hết sức thông minh, để rồi sẵn sàng chết vì huyền thoại ấy, là điều hết sức khó chấp nhận.
3. Lính canh mồ
Vì việc Đức Kitô tuyên bố Ngài sẽ sống lại tới tai những người chủ mưu giết Ngài, nên họ đã đề phòng việc các môn đệ Ngài đến đánh cắp xác của Ngài. Vì thế, họ đã xin Philatô cho lính đến mộ để canh gác (xem Mt 27,62-66). Và sau khi Đức Giêsu sống lại, các thượng tế đã bảo họ: «Các anh hãy nói thế này: ban đêm đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ của hắn đã đến lấy trộm hắn đi. Nếu sự việc này đến tai quan tổng trấn, chính chúng tôi sẽ dàn xếp với quan và lo cho các anh được vô sự» (Mt 28,13-15).
Chuyện phao tin là các tông đồ đến đánh cắp xác Đức Giêsu thật phi lý. Khi Ngài bị bắt mà các ông đã sợ hãi trốn mất, thậm chí khi nghe các phụ nữ báo tin Ngài đã sống lại, các ông vẫn còn sợ hãi đến độ vào buổi chiều ở trong nhà mà phải đóng kín cửa vì sợ người Do Thái (xem Ga 20,18-19)Nhát như thế thì có gan đâu mà dám ăn trộm xác Ngài khi có lính canh với độ cảnh giác rất cao (vì đã được báo trước để đề phòng). Vả lại, kỷ luật của quân đội đế quốc Rôma rất nghiêm khắc, canh phòng không kỹ lưỡng hoặc ăn hối lộ để sổng mất người phải canh giữ thì chỉ có nước bị tử hình. Ở đây, họ phao tin như thế mà vẫn vô sự nhờ có sự can thiệp đặc biệt của các tư tế với Philatô (xem Mt 28,13-15).
4. Mồ trống và khăn liệm để lại
Sự kiện mồ trống chứng tỏ xác Đức Kitô không còn ở đó. Có hai lý do mà những người muốn bác bỏ việc Ngài sống lại đã giả thiết ra để giải thích:
– một là do có người đem đi,
– hai là do một trận động đất nào đó nuốt xác Ngài.
Nếu hai lý do ấy không vững thì chỉ có thể là lý do thứ ba: Ngài đã thật sự sống lại.
Sự kiện khăn liệm Ngài còn để lại đã bác bỏ hai giả thiết đầu. Gioan đến trước, nhìn vào trong mồ và «thấy những băng vải còn ở đó» (Ga 20,5). Simon đến sau, cũng nhìn vào trong mộ và cũng «thấy những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Đức Giêsu. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi» (Ga 20,6-7).
Khăn liệm này hiện còn lưu lại đến ngày nay. Và kết quả của những nghiên cứu khoa học về khăn liệm này rất ăn khớp với những bài tường thuật trong các sách Tin Mừng.
– Nếu có ai đó đem xác Ngài đi thì chắc chắn trong hoàn cảnh lén lút và gấp rút, người ấy sẽ phải đem cả khăn liệm Ngài đi. Thật không thể nào hiểu được trong hoàn cảnh như thế mà người ta lại thay khăn liệm, hoặc cởi bỏ khăn liệm để đem thân xác trần trụi của Ngài đi, và nhất là có đủ thì giờ để cuốn lại, xếp lại và để riêng khăn che đầu ra khỏi các băng vải.
– Còn nếu có trận động đất thì quả là khó hiểu nếu đất nuốt thân xác Ngài mà lại chừa không nuốt khăn che đầu và băng vải quấn chung quanh.
Vậy, chỉ có thể kết luận bằng lý do thứ ba là Ngài đã thật sự sống lại.
5. Sự thành thật và kín đáo của các nhân chứng
Sự ngay thật của những người viết Tin Mừng bộc lộ qua sự kín đáo khi nói về sự sống lại và các cuộc hiện ra của Đấng Phục Sinh. Mátthêu dành ra 2,4% Phúc Âm của mình, Luca 3,6%, Máccô 4,5%, và Gioan 6,1%. Việc Đức Kitô sống lại là cốt lõi của Tin Mừng mà các tông đồ muốn loan báo, thế mà số trang dành cho biến cố này quá ít ỏi. Chính vì khi ngay thật, người ta không thêm thắt vẽ vời!
Các thánh sử không đả động gì đến thời điểm Đức Kitô sống lại và cách Ngài ra khỏi mồ, đơn giản chỉ vì các ông không được chứng kiến. Các bài tường thuật hết sức đơn giản, không mở đầu bằng một tuyên bố ầm ỹ về biến cố xảy ra.
Nếu là ngụy tạo, không ai lại để cho người làm chứng đầu tiên là một phụ nữ như Maria Mađalêna. Thời đó, chứng từ của một phụ nữ dường như không có giá trị, nhất là khi phụ nữ đó đã từng là gái điếm, đến nỗi phụ nữ không được gọi ra làm chứng trước tòa án. Và nếu là ngụy tạo, có lẽ số lần Đức Giêsu hiện ra với các tông đồ sẽ nhiều hơn để gây niềm tin. Nhưng các thánh sử chỉ thuật lại có 5 lần Ngài hiện ra trong một thời gian dài tới 40 ngày từ lúc sống lại tới ngày lên trời.


Kết luận
Với những lý chứng như vậy, chúng ta có thể xác tín hơn về việc Đức Giêsu đã thật sự sống lại. Ngoài ra, còn có những chứng từ của vô số các Kitô hữu suốt dòng lịch sử. Biết bao Kitô hữu đã cảm nghiệm Đức Giêsu đang thật sự sống động trong bản thân họ, ảnh hưởng mãnh liệt đến cuộc đời họ, khiến họ có thể xả thân, chịu khó, hy sinh, dám chấp nhận mọi đau khổ và cả cái chết thê thảm và nhục nhã nhất để làm chứng về Ngài, về sự sống lại của Ngài. Vậy, chúng ta hãy củng cố niềm tin của chúng ta. Niềm tin thật sự về việc Ngài sống lại sẽ đem lại sức mạnh cho chúng ta trong cuộc sống hiện tại.


Nguyễn Chính Kết


Bấm vào đây để trở về bài chia sẻ:
«Con người cũ» phải phục sinh thành «con người mới»


(https://chiasethanhuu.blogspot.com/2019/04/phucsinh1.html)

PhucSinh1 - «Con người cũ» phải phục sinh thành «con người mới»




CHIA SẺ TIN MỪNG

Chúa Nhật Phục Sinh (lễ đêm)

(17-04-2022)


«Con người cũ» phải phục sinh
thành «con người mới»



ĐỌC LỜI CHÚA

  St 1,1–2,2: (27) Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa.

  Rm 6,3-11: (8) Nếu chúng ta đã cùng chết với Đức Kitô, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người.

  TIN MỪNG: Lc 24,1-12

Đức Giêsu đã sống lại

(1) Ngày thứ nhất trong tuần, vừa tảng sáng, các bà đi ra mộ, mang theo dầu thơm đã chuẩn bị sẵn. (2) Họ thấy tảng đá đã lăn ra khỏi mộ. (3) Nhưng khi bước vào, họ không thấy thi hài Chúa Giêsu đâu cả. (4) Họ còn đang phân vân, thì bỗng có hai người đàn ông y phục sáng chói, đứng bên họ. (5) Đang lúc các bà sợ hãi, cúi gầm xuống đất, thì hai người kia nói, «Sao các bà lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết? (6) Người không còn đây nữa, nhưng đã trỗi dậy rồi. Hãy nhớ lại điều Người đã nói với các bà hồi còn ở Galilê, (7) là Con Người phải bị nộp vào tay phường tội lỗi, và bị đóng đinh vào thập giá, rồi ngày thứ ba sống lại».

(8) Bấy giờ các bà nhớ lại những điều Đức Giêsu đã nói. (9) Khi từ mộ trở về, các bà kể cho Nhóm Mười Một và mọi người khác biết tất cả những sự việc ấy. (10) Mấy bà nói đây là bà Maria Mácđala, bà Gioanna, và bà Maria, mẹ ông Giacôbê. Các bà khác cùng đi với mấy bà này cũng nói với các Tông Đồ như vậy. (11) Nhưng các ông cho là chuyện vớ vẩn, nên chẳng tin. (12) Dầu vậy, ông Phêrô cũng đứng lên chạy ra mộ. Nhưng khi cúi nhìn, ông thấy chỉ còn có những khăn liệm thôi. Ông trở về nhà, rất đỗi ngạc nhiên về sự việc đã xảy ra.




CHIA SẺ

Câu hỏi gợi ý:
1. Bạn đã trải qua bao nhiêu mùa Chay và mùa Phục sinh rồi? Qua những mùa ấy, bạn có thật sự được biến đổi để thực hiện «con người mới»  không? Nếu không thì tại sao? Cần phải biết rõ nguyên nhân.

2. Muốn được biến đổi thật sự nên «con người mới», đâu là điều quan trọng có tính quyết định và tất yếu? Đâu là những điều không quan trọng?

3.  Thiên thần nói: «Sao các bà lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết?» Ta có thể tìm gặp Đức Giêsu khi quá chú trọng đến những phương tiện để gặp Ngài không?


Suy tư gợi ý:

1.  Qua một mùa Chay, ta đã thấy mình được biến đổi chưa?

Hôm nay là lễ Phục Sinh. Thế là chúng ta đã qua mùa Chay thánh, mùa của ăn năn sám hối, của cải thiện đời sống. Nếu ta sống mùa Chay đúng với tinh thần phải có của mùa Chay, chắc hẳn ta đã cảm thấy mình như được phục sinh trở lại về mặt tâm linh, nghĩa là trở thành «con người mới». Nhưng ta thử xét lại xem dịp lễ Phục Sinh này, ta có trở thành «con người mới» thật sự không? Ta đã sống lại cùng với Đức Giêsu Phục Sinh chưa? Cuộc đời ta đã thật sự thay đổi chưa?

Cuộc đời Kitô hữu của ta đã trải qua không biết bao nhiêu là mùa Chay, còn được gọi là «mùa Xuân của Giáo Hội», với bao nhiêu cuộc tĩnh tâm, cấm phòng, canh thức… Nhưng nhìn lại bản thân, nhiều khi ta thấy mình chẳng được biến đổi bao nhiêu. Đáng lẽ mỗi dịp mùa Chay, ta phải tiến lên một bước trên con đường tâm linh. Nhưng hỡi ôi, đôi lúc ta thấy mình như thụt lùi, tình trạng tâm linh của ta hiện nay đôi khi không bằng ngày xưa. Nếu có tiến bộ, thì chẳng bao nhiêu, nghĩa là dường như ta chẳng thay đổi gì cả hay chẳng thay đổi bao nhiêu. Nhất là ta chưa cảm nhận được một sức mạnh đến từ bên trong giúp sống thánh thiện hơn, yêu thương hơn, vui tươi hạnh phúc hơn, đúng như một Kitô hữu đáng lý phải như thế.

Tóm lại, bản thân tôi hiện nay, dù trải qua bao nhiêu mùa Chay và mùa Phục sinh, dường như vẫn chỉ là «con người cũ», chưa hề được biến đổi ra «con người mới» bao giờ.



2.  Quá trình phải có để biến đổi

Làm việc gì, muốn thành công cũng đều phải có phương pháp, phải tuân theo một quá trình hợp lý và hữu hiệu. Vậy phải theo phương pháp hay quá trình nào mới có thể biến từ con người cũ sang con người mới? Bài Tin Mừng hôm nay giới thiệu cho ta hai điều quan trọng,



a) Quá trình biến đổi:

«Con Người phải bị nộp vào tay phường tội lỗi, và bị đóng đinh vào thập giá, rồi ngày thứ ba sống lại» (Lc 24.7). Đức Giêsu được biến đổi thành thân thể phục sinh bằng cách chịu đau khổ và chết đi. Chỉ sau khi chết đi, Ngài mới có thể sống lại. Ngài đã từng nói bóng gió về quá trình này, «Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn mãi mãi chỉ là hạt lúa; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác» (Ga 12,24). Do đó, muốn biến đổi «con người cũ» thành «con người mới», thì điều kiện không thể không có là «con người cũ» phải chết đi.

«Con người cũ» ở đây phải được hiểu là «cái tôi ích kỷ» mà ta luôn luôn muốn bảo vệ, muốn đề cao, muốn tất cả mọi người mọi sự phải quy hướng về, muốn là «cái rốn» của vũ trụ, muốn phình to lên để đè bẹp và lấn át những «cái tôi» khác… «Con người cũ» ấy phải chết đi, thì «con người mới»  kia mới sinh ra được

«Chết đi» ở đây không hiểu theo nghĩa đen, mà theo nghĩa tâm linh. «Chết đi» là dù nó đang có, dù ta đang cảm nghiệm nó một cách rất rõ ràng, ý thức về nó một cách rất sâu sắc, nhưng ta hãy coi nó như không có, như nó chẳng là gì cả, như nó không đáng ta phải quá bận tâm. Và tích cực hơn nữa là thái độ sẵn sàng chấp nhận để «cái tôi» ấy bị đau khổ, bị hạ giá, bị mất đi, bị quên lãng, thậm chí bị hủy diệt để ích lợi cho Thiên Chúa và tha nhân

Làm như thế là thực hiện tinh thần xóa mình, quên mình, từ bỏ mình của Đức Giêsu. Ngài đã từng nói: «Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo» (Mt 16,24; Mc 8,34; Lc 9,23).

Thái độ tự xóa này phải là một thái độ chân thành, nghĩa là phải luôn luôn sẵn sàng trở thành hành động thực tế. Điều hết sức nghịch lý là khi «cái tôi» của ta càng sẵn sàng xóa mình, chấp nhận đau khổ hay bị hủy diệt, thì Thiên Chúa và tha nhân càng thấy «cái tôi» ấy của ta giá trị lên, và «cái tôi» ấy càng cảm thấy tràn đầy sức sống, sự mạnh mẽ của Thiên Chúa. Đúng như lời của thánh Phanxicô Assi: «Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân… chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời» (chữ «chết đi» và «vui sống muôn đời» ở đây có thể hiểu là một thái độ sống, mặc dù nghĩa đen vẫn đúng).

Phải làm «cái tôi» của ta trống rỗng đi, cùng với những thứ liên quan tới nó như «ý muốn của tôi», «ý kiến của tôi», chỉ khi ấy Thiên Chúa mới lấp đầy bản thân ta bằng sức mạnh của Ngài được. Làm trống rỗng «cái tôi» ấy là cách khôn ngoan nhất để nhận được sức mạnh vô biên của Thiên Chúa

Hãy dùng một minh họa để dễ hiểu. Giả như ta có một bình nước đang đựng một chất nước không đáng giá. Bây giờ ta muốn dùng nó để đựng một chất nước quý giá gấp ngàn lần. Lúc đó ta phải làm sao? Người khôn ngoan sẽ đổ hết tất cả nước cũ ra ngoài hầu có thể đổ vào đó tối đa thứ nước quý giá kia. Cũng vậy, bản thân ta như cái bình, muốn nhận được sức mạnh vô song của Thiên Chúa thì phải đổ bỏ hoàn toàn nước cũ kém giá trị kia đi là «cái tôi» của ta. Chỉ cần còn lại một ít nước cũ trong bình thì chất nước mới sẽ kém chất lượng và không thể chiếm trọn dung tích bình được.

Tóm lại, muốn cho «con người mới»  sinh ra, thì «con người cũ» phải chết đi. «Chết đi» được thực hiện trong tinh thần (chứ không phải bằng thân xác)sẵn sàng chấp nhận đau khổ, nhục nhã, thiệt thòi, bất an, vì tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân. Còn là «con người cũ», ta chỉ có được những hạnh phúc mau qua được xây dựng bằng những thực tại trần gian. Trở thành «con người mới»  ta sẽ đạt được bình an và hạnh phúc siêu nhiên, bền vững, không ai lấy mất được (x. Ga 16,22; Rm 8,38-39), và tâm hồn ta mạnh mẽ hơn lên rất nhiều (x. Mt 11,12; Cv 1,8; 4,33; Pl 4,13).

Điều tôi khám phá ra và trở thành một kinh nghiệm quí báu của tôi, đó là khi tôi sẵn sàng chấp nhận bất cứ thứ đau khổ nào xảy đến, thậm chí phải chết đau đớn và nhục nhã, thì khó có điều gì xảy đến có thể làm tôi đau khổ. Vì sẵn sàng chấp nhận như thế, nên tôi phần nào trở nên «vô úy», không sợ hãi những điều mà trước đây tôi luôn luôn lo sợ. Nhờ vậy, tôi thấy tâm hồn mình mạnh mẽ hơn lên rất nhiều. Hóa ra càng sẵn sàng chấp nhận đau khổ, thì nghịch cảnh càng khó làm cho mình đau khổ. Và điều kỳ diệu hơn nữa là nghịch cảnh dường như ít xảy đến với tôi hơn. Các bạn cứ thử thí nghiệm như tôi đi, tôi nghĩ các bạn cũng sẽ thấy như vậy.

b) Bí quyết biến đổi:

Trong bài Tin Mừng, hai thiên sứ hỏi các bà đến mộ Đức Giêsu: «Sao các bà lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết?» (Lc 24,5). Đây là một thái độ thông thường của rất nhiều Kitô hữu. Chúng ta muốn tìm sự sống, nhưng lại tìm ở những nơi, những thực tại không sự sống. Sự sống phát xuất từ Đức Giêsu, từ chính bản thân Ngài, từ Thần Khí của Ngài, hơn là từ lý thuyết của Ngài hay của bất kỳ ai về Ngài, hơn là từ những công việc của Ngài. Vì thế, muốn tìm sự sống, ta phải gắn bó với bản thân Ngài, tiếp xúc thật sự với chính Ngài, trở nên một với Ngài, chứ không phải với bất kỳ cái gì khác với Ngài, dù là giáo lý của Ngài, lời nói của Ngài, những lý thuyết nói về Ngài

Chỉ có Ngài hay Thần Khí của Ngài mới có thể ban cho ta sự sống chứ không phải những thứ khác. Giáo lý của Ngài, lời nói của Ngài, những lý thuyết nói về Ngài chỉ là những phương tiện ban đầu giúp ta hiểu Ngài, đến với Ngài, và nhờ đó ta kết hiệp được với Ngài, chứ những thứ đó không hề có khả năng đem lại sự sống cho chúng ta. Những thứ đó thường chỉ ví như những «văn tự chết»: «Chữ viết thì giết chết, còn Thần Khí mới ban sự sống» (2Cr 3,6)

Tôi không phủ nhận sự cần thiết của giáo thuyết, giáo lý hay thần học, của các bí tích, các lễ nghi… Nhưng tất cả những thứ ấy chỉ là những phương tiện dẫn ta đến với Thiên Chúa hay Đức Giêsu. Tất cả những thứ ấy tuyệt đối không thể ban cho ta sự sống hay sức mạnh. Nếu ta dùng tất cả những phương tiện ấy mà không nhắm gặp được chính bản thân Đức Giêsu, thì tất cả đều trở nên vô ích. Còn nếu ta quyết tâm tìm gặp chính Đức Giêsu, gặp chính Ngài, cảm nghiệm được Ngài, kết hiệp với Ngài, thì ta mới nhận được sự sống từ Ngài, mà không luôn luôn nhất thiết phải nhờ một phương tiện cố định nào.

Thật vậy, rất nhiều khi ta dâng thánh lễ, hay rước lễ chỉ là để dâng thánh lễ hay rước lễ, chứ không phải là để gặp Đức Giêsu. Tâm trí ta bị thu hút bởi thánh lễ, bởi việc rước lễ, chứ không phải bởi việc gặp Đức Giêsu. Chúng ta bị thu hút hoàn toàn bởi phương tiện ta dùng, mà quên đi chính mục đích. Chính vì thế, rất nhiều khi ta đến với phép Thánh Thể, đến với Thánh Lễ, rước lễ mà chẳng gặp được Đức Giêsu. Muốn gặp Đức Giêsu, ta phải tìm chính bản thân Đức Giêsu, Ngài rất dễ tìm, vì Ngài hiện diện khắp nơi, trong các tạo vật, nhất là nơi những người sống chung quanh ta, và nơi cung lòng của chính chúng ta.



CẦU NGUYỆN

Lạy Cha, con chỉ có thể trở thành «con người mới» khi «con người cũ» của con chết đi. Xin giúp con chết đi con người ích kỷ của con, để con người vị tha của con có thể sinh ra.

Nguyễn Chính Kết




Sunday, April 14, 2019

Thu5TuanThanh - Đức Giêsu đã làm gương để chúng ta yêu thương nhau




CHIA SẺ TIN MỪNG

Thứ Năm Tuần Thánh

(14-04-2022)


Đức Giêsu đã làm gương
để chúng ta yêu thương nhau



ĐỌC LỜI CHÚA

  Xh 12,1-8.11-14: (14) Các ngươi phải lấy ngày đó làm ngày tưởng niệm, ngày đại lễ mừng Đức Chúa. Qua mọi thế hệ, các ngươi phải mừng ngày lễ này: đó là luật quy định cho đến muôn đời.

  1Cr 11,23-26: (24) «Anh em cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em; anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy». (25) «Đây là chén Máu Thầy, Máu đổ ra để lập Giao Ước Mới; mỗi khi uống, anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy».



  TIN MỪNG: Ga 13,1-15

Đức Giêsu rửa chân cho các môn đệ

(1) Trước lễ Vượt Qua, Đức Giêsu biết giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng. (2) Ma quỷ đã gieo vào lòng Giuđa, con ông Simôn Ítcariốt, ý định nộp Đức Giêsu. (3) Đức Giêsu biết rằng: Chúa Cha đã giao phó mọi sự trong tay Người, Người bởi Thiên Chúa mà đến, và sắp trở về cùng Thiên Chúa, (4) nên trong một bữa ăn, Người đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn mà thắt lưng. (5) Rồi Đức Giêsu đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau. (6) Vậy, Người đến chỗ ông Simôn Phêrô, ông liền thưa với Người: «Thưa Thầy! Thầy mà lại rửa chân cho con sao?» (7) Đức Giêsu trả lời: «Việc Thầy làm, bây giờ anh chưa hiểu, nhưng sau này anh sẽ hiểu». (8) Ông Phêrô lại thưa: «Thầy mà rửa chân cho con, không đời nào con chịu đâu!» Đức Giêsu đáp: «Nếu Thầy không rửa cho anh, anh sẽ chẳng được chung phần với Thầy». (9) Ông Simôn Phêrô liền thưa: «Vậy, thưa Thầy, xin cứ rửa, không những chân, mà cả tay và đầu con nữa». (10) Đức Giêsu bảo ông: «Ai đã tắm rồi, thì không cần phải rửa nữa; toàn thân người ấy đã sạch. Về phần anh em, anh em đã sạch, nhưng không phải tất cả đâu!» (11) Thật vậy, Người biết ai sẽ nộp Người, nên mới nói: «Không phải tất cả anh em đều sạch». (12) Khi rửa chân cho các môn đệ xong, Đức Giêsu mặc áo vào, về chỗ và nói: «Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không? (13) Anh em gọi Thầy là 'Thầy', là 'Chúa', điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. (14) Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. (15) Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em.




CHIA SẺ

Câu hỏi gợi ý:
1. Chúng ta được Thiên Chúa dựng nên theo hình ảnh của Ngài. Mà «Thiên Chúa là tình yêu» (1Ga 4,8). Vậy chúng ta có phải là hình ảnh của tình yêu chăng? Tại sao chúng ta lại không yêu nhau, mà trái lại còn hận thù ghen ghét nhau?
2. Đức Giêsu đến trần gian để làm gì? Bản chất của cứu chuộc là gì?
3.  Đức Giêsu rửa chân cho các môn đệ, để làm gương cho các ông rửa chân lại cho Ngài, hay để các ông rửa chân cho nhau?
4.  Giới răn mới của Đức Giêsu là chúng ta hãy yêu nhau như Ngài đã yêu chúng ta, hay chúng ta hãy yêu Thiên Chúa như Ngài đã yêu Thiên Chúa?


Suy tư gợi ý:

1. Đức Giêsu đến khôi phục bản chất yêu thương của con người

«Thiên Chúa là Tình Yêu» (1Ga 4,8.16). Thánh Gioan đã định nghĩa Thiên Chúa như vậy. Điều đó có nghĩa là bản chất hay yếu tính của Thiên Chúa là Tình Yêu. Thiên Chúa có nhiều thuộc tính khác nhau: toàn tri, toàn năng, vô biên, hiện diện khắp nơi, tạo tác, yêu thương, công bình, thánh thiện, tốt lành, khôn ngoan, vinh hiển, v.v… Trong các thuộc tính đó, chỉ có yêu thương mới là bản chất hay yếu tính của Thiên Chúa mà thôi.

Đức Giêsu cũng là Thiên Chúa, là hình ảnh trung thực nhất của Thiên Chúa nơi con người. Vì thế, Ngài cũng là Tình Yêu. Bản chất –là tình yêu– của Ngài khiến Ngài yêu thương đến tận cùng, đến giọt máu hay hơi thở cuối cùng: «Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng» (Ga 13,1).

Thế còn chúng ta, chúng ta cũng được Thiên Chúa tạo dựng nên theo hình ảnh của Ngài, và giống như Ngài (St 1,26.27; 5:1; 9.6). Nghĩa là tình yêu chính là bản chất nguyên thủy của chúng ta. Nhưng tiếc thay, tội nguyên tổ đã làm cho hình ảnh của Ngài nơi chúng ta bị méo mó, sai lệch, khiến chúng ta không còn giống như Ngài nữa. Tội lỗi đã làm cho chúng ta mất đi bản chất yêu thương của mình, để trở thành một cái gì ngược lại, là ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến mình, là hận thù, ghen ghét. Và sứ mạng của Đức Giêsu là đến trần gian để tìm cách khôi phục lại bản chất nguyên thủy của chúng ta, hay hình ảnh trung thực của Thiên Chúa nơi chúng ta. Đó chính là cốt yếu hay bản chất công cuộc cứu chuộc con người của Đức Giêsu. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực cộng tác của chính chúng ta, đặc biệt trong việc sống giới răn yêu thương của Ngài.



2.  Đức Giêsu, gương mẫu yêu thương cho chúng ta

Trong chương trình cứu chuộc con người –mà chủ yếu là khôi phục lại bản chất yêu thương của họ– toàn bộ cuộc đời Đức Giêsu đã làm rõ nét và nổi bật lên bản chất yêu thương của Thiên Chúa. Vì thế, Đức Giêsu là gương mẫu yêu thương của con người. Con người muốn khôi phục lại bản chất nguyên thủy là yêu thương của mình, thì chỉ cần bắt chước Ngài, nghĩa là yêu thương giống như Ngài: «Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em» (Ga 13,34; 15,12). Và trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu nhắc nhở mọi người hãy bắt chước gương yêu thương và phục vụ của Ngài: «Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em» (Ga 13,15); «Nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau» (Ga 13,14).



3.  Ngài làm gương để chúng ta áp dụng cho nhau, chứ không phải để áp dụng lại cho Ngài

Một chi tiết rất quan trọng mà ít người lưu ý là Đức Giêsu làm mẫu gương yêu thương không phải để chúng ta bắt chước mà làm lại như vậy cho Ngài, nhưng để chúng ta bắt chước mà làm lại như vậy cho nhau. Ngài rửa chân cho các môn đệ không phải để họ bắt chước mà rửa chân lại cho Ngài, nhưng là để họ rửa chân cho nhau. Ngài yêu thương chúng ta, dù là đến tận cùng, thì điều Ngài mong muốn không phải là chúng ta đáp lại tình yêu của Ngài cho bằng chúng ta yêu thương nhau. Nói theo ngôn ngữ của email, Ngài không muốn chúng ta «reply» (=hồi âm) tình yêu ấy lại cho Ngài, mà muốn chúng ta «forward» (=chuyển đi) tình yêu ấy đến với nhiều người khác, từ chính địa chỉ của chúng ta.

Vì không lưu ý chi tiết quan trọng ấy, nên có những lối tu đức trong Giáo Hội quá quan tâm tới việc đáp trả lại tình yêu của Thiên Chúa đến nỗi coi nhẹ hơn việc yêu thương nhau. Thiết tưởng lối tu đức ấy, mặc dù rất đúng và rất tốt, nhưng rõ ràng không đúng với ý Đức Giêsu được biểu lộ qua những lời của Ngài trong Tin Mừng. Rất tiếc là lối tu đức ấy hiện nay vẫn là thứ tu đức chủ yếu trong Giáo Hội, nó đã ăn sâu vào não trạng Kitô hữu hàng mấy chục thế kỷ qua. Người ta coi việc yêu Chúa là quan trọng hơn là yêu tha nhân. Nhưng thiết tưởng ý của Thiên Chúa không phải là như thế, cho dù như thế cũng vẫn là điều tốt.

Thiên Chúa không cần chúng ta yêu thương, Ngài đã quá hạnh phúc và quá đầy đủ rồi. Chỉ có tha nhân bên cạnh chúng ta –đang quằn quại với những thiếu thốn và đau khổ– mới cần chúng ta yêu thương mà thôi. Đạo là phải «đem chỗ dư bù chỗ thiếu» (Lão Tử), sao chúng ta lại lấy chỗ thiếu bù chỗ dư? Điều Thiên Chúa mong muốn nhất nơi con người là con người được hạnh phúc, vì như quan niệm của thánh Irênê thì «vinh quang của Thiên Chúa chính là hạnh phúc của con người» (x. Irênê, «Chống lạc giáo», 4,20.7). Mà con người chỉ có thể hạnh phúc khi họ biết yêu thương nhau, biết hy sinh cho nhau. Và Đức Giêsu đến để dạy cho con người yêu thương nhau. Nay con người lại không mấy quan tâm tới chuyện yêu thương nhau, tới việc hy sinh cho nhau, mà chỉ tập trung quan tâm vào chuyện yêu Thiên Chúa, chuyện hy sinh cho Thiên Chúa, thì không biết điều đó có hợp với ý Ngài chăng? (Xin xem thêm phần phụ chú [1] bên dưới).

Vì thế, chúng ta cần cẩn thận xét lại từng chữ, để nắm được chủ ý của Đức Giêsu, trong giới răn duy nhất mà Ngài muốn truyền cho chúng ta: «Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em» (Ga 13,34; x. 15,12.17; 1Ga 3,23). Trong giới răn này, tôi không hề thấy Ngài bảo chúng ta phải yêu Ngài hay yêu Thiên Chúa. Thánh Gioan lập luận: «Nếu Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta như thế, thì… chúng ta cũng phải yêu thương nhau» (1Ga 4,11), chứ thánh nhân không nói: «thì… chúng ta phải yêu lại Ngài», mặc dù nói như thế cũng vẫn đúng.

Để trấn an những người chủ trương phải yêu Thiên Chúa hay yêu Ngài trước, Đức Giêsu nói rất rõ ràng: «Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy» (Ga 14,15; x. 14,21.23), mà «điều răn của Thầy là: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em» (Ga 15,12). Tóm lại là «nếu anh em yêu mến Thầy, thì anh em hãy yêu thương nhau». Ngài còn đồng hóa tha nhân của ta với chính Ngài, đến nỗi yêu tha nhân là yêu Ngài, không yêu tha nhân là không yêu Ngài, và những gì ta làm hay không làm cho tha nhân cũng là làm hay không làm cho Ngài (x. Mt 25,40.45). Thánh Gioan còn cho rằng tha nhân thấy được mà ta không yêu, thì tình yêu đối với Thiên Chúa của ta chỉ là ảo tưởng hay giả dối (1Ga 4,20).

Vì thế, thánh Phaolô tóm toàn bộ luật của Đức Giêsu chỉ vào một điều duy nhất: «Ai yêu người, thì đã chu toàn Lề Luật của Đức Kitô» (Rm 13,8; Gl 6,2; x. 18,10); Thánh Giacôbê thì cho đức bác ái là luật cao nhất của Kinh Thánh: «Luật Kinh Thánh được đưa lên hàng đầu là Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình» (Gc 2,8). Hai vị thánh này không hề đưa việc yêu mến Thiên Chúa vào trong luật mới của Đức Kitô, vì khi yêu người vì họ chứ không phải vì mình thì đã bao hàm việc yêu Thiên Chúa trong đó rồi.



4.  Vì yêu thương, Ngài đã trở nên «của ăn» cho chúng ta. Ngài muốn chúng ta cũng hãy trở nên «của ăn» cho nhau

Đức Giêsu yêu chúng ta đến nỗi không chỉ đau khổ và chết cho chúng ta, mà còn muốn trở nên «của ăn» để nuôi dưỡng và ở lại với chúng ta. Vì thế, Ngài đã lập bí tích Thánh Thể. Vậy Ngài muốn chúng ta làm gì để đáp lại tình yêu vô bờ bến ấy? Chắc chắn Ngài cũng muốn chúng ta yêu lại Ngài như Ngài đã yêu chúng ta, nhưng Ngài muốn điều đó một, thì Ngài muốn điều sau đây gấp mười, thậm chí gấp trăm lần. Đó là chúng ta cũng hãy trở nên «của ăn» cho nhau, và ở lại bên nhau để cùng chia sẻ với nhau niềm vui cũng như nỗi buồn, nhất là những khi có những ai gặp đau khổ  (Xin xem thêm phần phụ chú [2] bên dưới).

Trở nên «của ăn» cho nhau, là chấp nhận hy sinh cho nhau, đau khổ cho nhau, sẵn sàng chịu thiệt thòi mất mát vì nhau, vì ích lợi của nhau. Không có phương tiện nào tốt hơn, hữu hiệu hơn để biểu lộ tình yêu đối với nhau một cách rõ rệt và chắc chắn cho bằng chấp nhận đau khổ hoặc chết thay cho nhau, hy sinh chịu thiệt thòi vì nhau. Đó là một giá trị tích cực của đau khổ và sự chết mà Đức Giêsu đã tận dụng để biểu lộ tình yêu của Ngài đối với chúng ta. Ngài cũng muốn chúng ta dùng cách ấy để biểu lộ tình yêu đối với nhau. Cách ấy chính là trở nên «của ăn» cho nhau.




CẦU NGUYỆN

Lạy Cha, Đức Giêsu đã quên mình đi, và quên cả Cha đi khi chọn đối tượng yêu thương cho chúng con trong giới răn của Ngài. Ngài muốn chúng con phải yêu thương nhau, phải dành tình yêu cho nhau hơn là yêu thương Cha và yêu thương Ngài. Và nếu có ai yêu thương Cha hoặc yêu thương Ngài, thì Ngài muốn người ấy phải thể hiện tình yêu ấy bằng cách yêu thương những người thân yêu của mình, những người đang sống chung quanh mình. Ý của Ngài rõ ràng là như vậy. Xin cho con hiểu rõ và tuân theo ý Ngài.

Nguyễn Chính Kết


Phụ chú:

[1] Khi ta tỏ ra yêu quý một người giàu có, quyền thế vì người ấy có thể giúp ta điều này điều kia, hoặc ban cho ta những ân huệ nào đó, nhưng ta không hề cảm thương những người đang đau khổ rất cần tới sự cứu giúp của ta, thì hãy coi chừng tình cảm mà ta dành cho người giàu có kia chỉ là thứ tình cảm ích kỷ được ngụy trang là tình yêu. 

Nếu chúng ta yêu mến Thiên Chúa chỉ vì Ngài là người quyền thế, có thể cho chúng ta lên thiên đàng hay đày chúng ta xuống địa ngục, hay vì Ngài có thể ban cho ta ơn này ơn nọ, trong khi tha nhân là hình ảnh của Ngài, chúng ta không yêu thương được vì ta chẳng hy vọng họ đem lại ích lợi gì cho ta... thì tình yêu của ta đối với Thiên Chúa chỉ là thứ tình cảm vụ lợi chứ không phải là tình yêu. Thiên Chúa chắc chắn không đánh giá cao thứ tình yêu vụ lợi ấy đâu, cho dù ta có tìm cách làm đẹp lòng Ngài tới đâu. 

Thứ tình yêu ấy giống như tình yêu của một chàng trai nọ yêu cô gái kia chỉ vì cô ấy giàu có, lấy được cô ấy thì đời sẽ lên hương… Những gì anh ta cố gắng để làm đẹp lòng cô ấy chẳng phải là vì yêu cô ấy cho bằng vì yêu cái gia tài của cô ấy, mà xét cho cùng là vì anh ta yêu chính bản thân anh ta thôi. Đó chính là thứ «tình yêu vị kỷ», «tình yêu giả hiệu».

[2] Câu «Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta» trong lời truyền Máu Thánh trong các Thánh lễ: «Tất cả các con hãy cầm lấy mà uống, vì này là Máu Ta đổ ra cho nhiều người được tha tội: Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta», ngoài cách hiểu thông thường, có thể được hiểu theo một nghĩa khác. Đó là: chúng ta cũng hãy trở nên «bánh và rượu» cho mọi người «ăn và uống», và chúng ta cũng hãy sẵn sàng đổ máu ra vì tình yêu đối với tha nhân. Rất có thể đây là điều Đức Giêsu muốn chúng ta làm, nó mang tính chất tâm linh nhiều hơn những nghi thức bên ngoài.