Sunday, May 26, 2019

ThangThienb - Đức Giêsu trao trách nhiệm gì cho người Kitô hữu trước khi Ngài về trời?




CHIA SẺ TIN MỪNG

Chúa Nhật Lễ Chúa Lên Trời

(29-05-2022)

Bài đào sâu

Đức Giêsu trao trách nhiệm gì
cho người Kitô hữu trước khi Ngài về trời?


  TIN MỪNG: Lc 24,46-53

Đức Giêsu được đưa lên Trời



Câu hỏi gợi ý:
1. Tại sao Thiên Chúa đã hoàn tất công trình cứu chuộc nơi Đức Giêsu, mà con người vẫn còn tội lỗi và đau khổ? Công trình Ngài còn thiếu gì nữa? 
2. Tại sao con người lại phải cộng tác vào công trình của Ngài? Ngài làm hết tất cả không được sao? 
3. Đức Giêsu đến để cứu rỗi tất cả nhưng theo từng cá nhân riêng lẻ, hay Ngài muốn cứu toàn thế giới với tư cách toàn thể (chứ không chỉ cá nhân)? 
4. Người Kitô hữu có cần quan tâm và tìm cách giải quyết những vấn đề xã hội trong khả năng của mình không?


Suy tư gợi ý:

1. Công trình cứu chuộc nhân loại đã hoàn tất nhưng chưa xong

Đức Giêsu đã đến trần gian, đã dạy dỗ nhân loại, đã chịu chết, đã sống lại, và đã hoàn tất công trình cứu chuộc trần gian của Ngài. Nhưng trần gian trong thực tế vẫn chưa được cứu, vẫn còn biết bao đau khổ và tội lỗi đang tiếp tục diễn ra khắp nơi tại trần gian. Hoàn tất nhưng chưa xong, nghĩa là sao? 

Thưa: Công trình cứu độ trần gian gồm hai phần: phần của Thiên Chúa, và phần của con người. Đức Giêsu mới chỉ làm xong phần của Ngài, tức phần của Thiên Chúa. Việc cứu độ trần gian chỉ được hoàn thành với sự cộng tác và tiếp tục của con người. Vì thế, trước khi về trời, Đức Giêsu đã nhắc lại cho các môn đệ bổn phận của các ông là phải tiếp tục rao giảng, để con người hoàn thành công trình cứu chuộc của Ngài nơi chính bản thân mỗi người, đặc biệt trong xã hộithế giới: «Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại; Phải nhân danh Ngài mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội» (Lc 24,46-47). Ngài giao trách nhiệm rõ rệt cho các ông, cũng là cho chúng ta, là phải làm chứng cho Ngài: «Chính anh em phải là chứng nhân về những điều này» (Lc 24,48).



2. Để được cứu độ, con người phải hoàn tất phần của mình

Phàm trong mọi chuyện, Thiên Chúa không làm một mình, mà luôn luôn đòi hỏi sự cộng tác của con người. Ngài thường làm phần cơ bản, cốt yếu nhất, và để lại phần rất nhỏ cho chúng ta, mà nếu chúng ta không cộng tác, thì công trình của Ngài đành phải dang dở và trở nên vô ích. Điều ấy rất dễ hiểu. 

Tương tự như cha mẹ lo lắng cho con cái đủ mọi thứ, để con cái được no ấm, đủ phương tiện phát triển nên người. Nhưng dù cha mẹ có lo lắng đến đâu, thì sự hưởng ứng và cộng tác của con cái vẫn là tối cần thiết, không thể thiếu, để những nỗ lực của cha mẹ đạt được kết quả mong muốn. Thật vậy, nếu cha mẹ lo cho con cái cơm bưng nước rót tới tận miệng, nhưng nếu con cái không chịu há miệng đón nhận thức ăn, không chịu nhai và nuốt, thì chúng vẫn đói, và mọi nỗ lực của cha mẹ để chúng khỏi bị đói khát đều trở nên vô ích. Cũng vậy, cha mẹ lo liệu đủ mọi phương tiện cho con học hành, nhưng nếu chúng lười biếng không chịu học, thì cha mẹ có lo cho lắm cũng bằng thừa. Để ích lợi cho con cái, cha mẹ dù có muốn làm hết tất cả mọi sự để con cái không phải làm gì cả, cũng không thể được. Luật tự nhiên không cho phép như vậy.

Thiên Chúa cũng vậy, không hà cớ gì lại muốn chừa phần cho chúng ta, bắt chúng ta phải cộng tác, phải làm phần của mình thì mới được cứu độ hay hạnh phúc! Thiên Chúa dù có muốn làm hết tất cả để chúng ta không phải làm gì cả, cũng không được! Ngài không thể làm gì khác với những điều mà luật tự nhiên đòi hỏi. Vì luật tự nhiên chính là bản tính của Ngài, Ngài không thể hành động phản lại chính Ngài.



3. Để được cứu độ, chúng ta phải làm gì?

Đức Giêsu đã về trời, điều đó có nghĩa là phần việc cứu độ nhân loại của Ngài ở trần gian đã xong. Nếu Ngài không làm phần việc ấy, con người dù có cố gắng nỗ lực đến đâu, cũng không thể tự cứu mình nổi. Nhưng vẫn còn lại phần việc của con người, đặc biệt của các Kitô hữu môn đệ của Ngài, là phải tiếp tục công việc cứu độ ấy cho đến tận thế. Công việc ấy cụ thể nơi mỗi người là gì?

Trước hết, mỗi người phải tự cứu lấy mình bằng cách sống theo giáo huấn và đường lối của Đức Giêsu, là yêu thương tha nhân, và thể hiện tình yêu thương ấy bằng cách làm cho mọi người chung quanh mình trở nên tốt hơn và hạnh phúc hơn.

Kế đến, là mỗi người hãy cố gắng cứu rỗi những người chung quanh mình, bằng cách loan báo Đức Giêsu và công cuộc cứu chuộc của Ngài cho họ, nhất là chính mình sống theo giáo huấn và đường lối của Ngài, là sống yêu thương mọi người, để mọi người cũng tin sống như ta đang sống.

Nếu tất cả mọi người đều biết Đức Giêsu và sống tinh thần yêu thương của Ngài với những người chung quanh, thì chắc chắn xã hội sẽ trở nên tốt đẹp, và thế giới sẽ trở thành Nước Trời. Biến xã hội hay thế giới thành Nước Trời phải là lý tưởng của tất cả mọi Kitô hữu trong cuộc đời của mình.



4. Phải cứu rỗi những người chung quanh ta, phải quan tâm đến xã hội ta đang sống.

Đức Kitô đến không đến chỉ để cứu rỗi từng cá nhân riêng rẽ, mà chủ yếu là để cứu toàn xã hội và thế giới, biến xã hội con người và thế giới thành môi trường lành mạnh, trong đó mọi người đều sống an vui hạnh phúc trong tinh thần yêu thương nhau. Sau khi Ngài về trời, các Kitô hữu có nhiệm vụ tiếp tục sứ mạng của Ngài là cứu rỗi xã hội và thế giới.

Phải cứu rỗi xã hội và thế giới, bằng cách làm cho tinh thần yêu thương, tinh thần từ bỏ mình để phục vụ của Đức Giêsu thấm nhập vào trong đời sống xã hội. Hiện nay, tu đức học của Giáo Hội nhấn mạnh nhiều đến nghĩa vụ của người Kitô hữu trước những vấn đề xã hội. Một Kitô hữu đích thực không thể làm ngơ, lãnh đạm, hoặc không hay biết, hoặc không cố gắng làm gì cả để giải quyết những vấn đề xã hội đang xảy ra chung quanh mình (bất công, đói khổ, thất nghiệp, luân lý suy đồi, các tệ nạn xã hội: tham ô, trộm cướp, mãi dâm, ma túy, bệnh dịch, v.v…) Tinh thần đạo đức kiểu hương nguyện, kiểu cá nhân chủ nghĩa –nghĩa là chỉ biết giữ đạo lấy cho mình, chỉ biết tốt hay nên thánh một mình mình, còn ai tốt hay xấu, sướng hay khổ thế nào thì mặc kệ họ– không còn được chấp nhận nữa. Giáo Hội ngày nay kêu gọi người Kitô hữu gắn bó với xã hội nhiều hơn, quan tâm và ý thức trách nhiệm của mình nhiều hơn trước những vấn đề xã hội.

Con người không thể tự cứu rỗi mình một cách riêng lẻ, độc lập, mà sự cứu rỗi ấy luôn luôn mang tính liên đới với những người chung quanh, với xã hội hay môi trường mình sống. Ta không thể được cứu rỗi nếu ta không quan tâm đến việc cứu rỗi những người trong gia đình ta, những người sống chung quanh ta. Cũng tương tự như ta không thể hạnh phúc đang khi những người trong gia đình ta phải đau khổ, ta không thể sống an ổn đang khi xã hội chung quanh ta đầy nhiễu nhương. Ta chỉ có thể hạnh phúc khi gia đình ta, hay những người chung quanh ta hạnh phúc. Ta chỉ có thể an ổn khi xã hội trong đó ta đang sống được yên lành. 

Hạnh phúc của ta luôn luôn liên đới với hạnh phúc của người chung quanh, phần rỗi của ta cũng luôn luôn liên đới với phần rỗi của những người chung quanh. Do đó, ta phải luôn luôn quan tâm đến sự tốt đẹp, yên lành, hạnh phúc và sự cứu rỗi của xã hội. Một người không quan tâm đến xã hội, đến những vấn đề đang xảy ra trong xã hội, không phải là một Kitô hữu đúng nghĩa.



CẦU NGUYỆN

Lạy Chúa, trước khi lên trời, Chúa đã yêu cầu chúng con tiếp tục sứ mạng của Chúa ở trần gian. Xin cho chúng con –các Kitô hữu– biết ý thức trách nhiệm ấy, đặc biệt trên bình diện xã hội. Xin cho chúng con biết thật sự quan tâm đến sự bình an và hạnh phúc của xã hội, đến những vấn đề xã hội và cố gắng giải quyết trong khả năng của mình. Amen.


ThangThiena - Đức Giêsu về trời để hiện diện tại trần gian một cách mới mẻ




CHIA SẺ TIN MỪNG

Chúa Nhật Lễ Chúa Lên Trời

(29-05-2022)


Đức Giêsu về trời
để hiện diện tại trần gian
một cách mới mẻ



ĐỌC LỜI CHÚA

  Cv 1,1-11: (8) «Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất».

  Dt 9,24-28; 10,19-23: (20) Người đã mở cho chúng ta một con đường mới và sống động qua bức màn, tức là chính thân xác của Người.

  TIN MỪNG: Lc 24,46-53

Đức Giêsu được rước lên trời

(46) Khi ấy Đức Giêsu nói: «Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại; (47) phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. (48) Chính anh em là chứng nhân về những điều này. (49) Phần Thầy, Thầy sẽ gửi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa. Còn anh em, hãy ở lại trong thành, cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống».

(50) Sau đó, Người dẫn các ông tới gần Bêtania, rồi giơ tay chúc lành cho các ông. (51) Và đang khi chúc lành, thì Người rời khỏi các ông và được đem lên trời. (52) Bấy giờ các ông bái lạy Người, rồi trở lại Giêrusalem, lòng đầy hoan hỷ, (53) và hằng ở trong Đền Thờ mà chúc tụng Thiên Chúa.



CHIA SẺ

Câu hỏi gợi ý:
1. Trước khi từ biệt các tông đồ để về trời, đáng lẽ Đức Giêsu phải nói: «Thầy sẽ không còn ở cùng anh em nữa; vậy Thầy xin tạm biệt anh em» mới thuận lý. Tại sao Ngài lại nói: «Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế» (Mt 28,20)? Điều đó nghĩa là gì?

2. Đức Giêsu ở lại với chúng ta đến tận thế. Vậy muốn gặp Ngài thì gặp ở đâu? Phải tiếp xúc với Ngài cách nào để thật sự nhận được sức mạnh của Ngài?


Suy tư gợi ý:

1. Đức Giêsu hiện diện tại trần gian theo một cách thức mới


Tại trần gian, chẳng có một trường hợp nào «tụ» mà không «tán», chẳng bao giờ có một cuộc xum họp nào mà không kết thúc bằng sự chia ly. Và sự chia ly của những người yêu thương nhau chẳng bao giờ mà không vương vấn buồn phiền, đau khổ. «Ái biệt ly khổ» (tức yêu nhau mà phải xa cách nhau thì khổ) là một trong «bát khổ» theo giáo lý nhà Phật. Biết như thế, ta mới hiểu được nỗi buồn và sự bâng khuâng của các tông đồ sau khi Đức Giêsu về trời. Kể từ nay, các ông không còn được gặp mặt người Thầy −mà mình hết lòng quý mến− bằng xương bằng thịt nữa, chẳng còn nghe thấy tiếng Ngài nói, lời Ngài dạy dỗ nữa.

Nhưng cuộc chia ly của Đức Giêsu và các tông đồ không phải là một cuộc chia ly theo kiểu thường tình của cuộc đời. Vì Đức Giêsu tuy không ở bên cạnh các tông đồ bằng xương thịt như khi còn sinh tiền, nhưng Ngài vẫn luôn hiện diện chẳng những ở bên cạnh các ông, mà ở ngay trong tâm hồn các ông. Thật vậy, ngay trước khi từ giã các môn đệ để về trời, đáng lẽ Ngài phải nói: «Thầy sẽ không còn ở với anh em nữa» thì mới hợp lý, đằng này Ngài lại nói: «Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế» (Mt 28,20). Sao Ngài nói lạ vậy? Chắc chắn Ngài không ở với các tông đồ và chúng ta bằng thân xác nữa. Nên nếu đúng như lời Ngài nói, thì tất nhiên Ngài phải ở lại bằng tâm linh hay thần khí của Ngài. Đó là cách khôn ngoan nhất để mọi người trên thế gian có thể gặp Ngài.

Giả như Ngài tiếp tục hiện diện tại trần gian bằng thân xác của Ngài –chẳng hạn tương tự như Đức Giáo Hoàng hiện nay ở Rôma– thì cả đời chúng ta không dễ gì gặp được Ngài một lần, dù chỉ gặp trong giây lát. Và sẽ có vô số người muốn gặp Ngài mà không gặp được. Thử nghĩ xem: tỷ lệ số người Công giáo đang sống trên thế giới hiện nay đã từng gặp được Đức Giáo Hoàng một lần để nói chuyện là bao nhiêu phần trăm? E rằng không được 1/1.000, thậm chí 1/10.000 hoặc ít hơn nữa). 

Trái lại, nếu Đức Giêsu hiện diện theo cách thức mới bằng tâm linh hay thần khí, thì ai trong chúng ta cũng có thể gặp Ngài dễ dàng trong bất cứ bao lâu và bất kỳ lúc nào. Ngài có thể nói với ta một cách thiêng liêng trong tâm linh ta; và ta cũng có thể «nghe» Ngài nói bằng lời rõ ràng qua Thánh Kinh, đặc biệt qua các Tin Mừng. Ngoài ra, Ngài còn lập phép Thánh Thể để ta có thể gặp gỡ Ngài một cách thể chất, và để Ngài có thể ngự vào lòng ta cũng một cách thể chất.



2. Phải gặp gỡ và liên kết với Đức Giêsu mới có sức mạnh

Đức Giêsu nói: «Thầy là đường, là sự thật và là sự sống» (Ga 14,6); và «Tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào» (Ga 10,10). Vì thế, muốn sống hạnh phúc, sống tràn đầy, sống cho có ý nghĩa, ta cần phải thường xuyên gặp gỡ và liên kết chặt chẽ với Đức Giêsu. Nhờ đó, ta tiếp nhận được sự khôn ngoan và sức mạnh dồi dào của Ngài, vì Ngài «là sức mạnh và là sự khôn ngoan của Thiên Chúa» (1Cr 1,24). Có sức mạnh nội tâm dồi dào, ta mới có thể thực hiện được Nước Trời ngay trong bản thân mình, và trong quan hệ giữa mình và tha nhân (x. Lc 17,21). Vì «Nước Trời chỉ có thể chiếm được bằng sức mạnh» (Mt 11,12). Nước Trời đó chính là khả năng quên mình để yêu thương, để hy sinh cho Thiên Chúa và tha nhân, và đó cũng chính là nên thánh.



3. Để gặp gỡ và liên kết với Đức Giêsu cách hữu hiệu


a) Phải sống tinh thần quên mình, từ bỏ mình

Chúng ta chỉ có thể gặp gỡ và liên kết với Đức Giêsu khi tâm hồn ta tràn đầy Ngài. Ta chỉ có thể tràn đầy Ngài khi tâm hồn ta không bị chiếm hữu bởi «cái tôi» của chính ta, vì nếu tâm hồn ta bị «cái tôi» của mình tràn ngập, thì nó không còn một chỗ trống nào cho Ngài hiện diện cả. Để có chỗ cho Ngài, ta phải dẹp bỏ hay làm trống «cái tôi» của mình đi. Đó chính là sống tinh thần quên mình, từ bỏ mình, không coi bản thân, sở thích hay ý muốn của mình là quan trọng. Nghĩa là không còn sống cho chính mình, mà sống cho Thiên Chúa và tha nhân, coi thánh ý của Thiên Chúa và hạnh phúc của tha nhân là quan trọng.

Sống quên mình là không làm theo ý muốn của «cái tôi» ích kỷ của mình, mà luôn luôn làm theo ý muốn của Thiên Chúa hay Đức Giêsu, theo tinh thần và đường lối của Ngài, và để Ngài tự do hành động nơi mình. Lúc đó ta có thể nói như Đức Giêsu: «Tôi (…) không làm theo ý tôi, nhưng làm theo ý Đấng đã sai tôi» (Ga 6,38; x. 5,30; Lc 22,42). Và như thế ta trở thành công cụ của Ngài, để Ngài hành động qua mọi khả năng của ta. Lúc đó, Ngài sẽ làm nhiều việc lạ lùng và lớn lao ở nơi ta và qua ta. Và với tinh thần quên mình, ta nhận ra những hành động lớn lao ấy không phải là do ta, mà do Ngài. Ta vẫn nhận ra mình là «đầy tớ vô ích» mặc dù ta đã cố gắng làm việc hết sức mình (x. Lc 17,10).

Sống quên mình và từ bỏ mình, ta sẵn sàng đánh mất chính mình vì Đức Giêsu. Nhưng chính khi ta sống tinh thần quên mình ấy, thì thật ra ta lại sống mãnh liệt nhất, và ta lại tìm lại được bản thân ta hay hạnh phúc của ta một cách đích thực nhất. Đúng như lời của thánh Phanxicô Khó Khăn: «Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân».


b) Ý thức sự hiện diện và hoạt động của Đức Giêsu ở trong ta

Một khi ta không còn sống cho bản thân ta nữa, không còn bị thúc đẩy bởi những động cơ vị kỷ nữa, mà hoàn toàn sống cho Ngài, thì Ngài sẽ tự do hoạt động ở trong ta. Và ta sẽ cảm thấy: «Tôi sống, nhưng không phải tôi sống, mà là Chúa Kitô sống trong tôi» (Gl 2,20); hay «tôi làm, nhưng không phải tôi làm, mà là Chúa Kitô làm trong tôi».

Sức mạnh và khả năng ở trong ta sẽ tăng lên khi ta thường xuyên ý thức sự hiện diện và hoạt động của Đức Giêsu ở trong ta, ý thức Ngài là sức mạnh của ta. Sức mạnh ấy là vô biên khiến ta có thể thực hiện được tất cả những gì Ngài muốn. Hãy thường xuyên tự nhủ lời của thánh Phaolô: «Với Đấng ban sức mạnh cho tôi, tôi có thể làm được mọi sự» (Pl 4,13).

Một điều quan trọng khác là ta phải dám tin vào sức mạnh của Thiên Chúa ở trong ta. Dám tin vào những gì Ngài nói, Ngài hứa là đúng sự thật và sẽ được thực hiện ở nơi ta. Hãy dám tin theo gương Đức Maria như lời của bà Êlisabét nói với Ngài: «Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em» (Lc 1,45). Nếu ta dám tin và tin thật lòng, ta sẽ thấy điều mình tin trở thành hiện thực, như lời Đức Giêsu nói: «Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải thôi, thì dù anh em có bảo núi này: “rời khỏi đây, qua bên kia!” nó cũng sẽ qua, và sẽ chẳng có gì mà anh em không làm được» (Mt 17,20).

c) Sống tinh thần yêu thương với tha nhân

Muốn liên kết với Đức Giêsu, không gì cụ thể và chắc chắn bằng liên kết với những tha nhân đang sống chung quanh ta, đặc biệt những người nghèo đói, đau khổ, bệnh tật, bị áp bức, nói chung là những người đáng thương. Vì Ngài thường tự đồng hóa mình với những người ấy. Nếu ta liên kết với Đức Giêsu, mà ta không hề quan tâm hay tỏ ra một chút yêu thương nào đối với những người đáng thương mà ta từng gặp trong cuộc sống, thì sự liên kết ấy chỉ là bề ngoài và hoàn toàn giả dối. Làm như thế chẳng khác gì ta muốn nấu cơm mà lại dùng cát để nấu. Nghĩa là trong thực tế ta chẳng hề liên kết gì với Đức Giêsu cả, và do đó ta sẽ chẳng nhận được sức mạnh nào từ Ngài.

Tóm lại, muốn gặp gỡ và liên kết với Đức Giêsu nguồn sức mạnh, ta phải có tinh thần từ bỏ mình, tự xóa mình để tâm hồn ta tràn đầy thần khí của Ngài. Ta cũng phải thường xuyên ý thức về sự hiện diện đầy sức mạnh của Ngài trong tâm hồn ta. Đồng thời ta phải yêu thương và liên kết với những người đáng thương mà ta gặp trong cuộc đời. Như thế, ta sẽ cảm nghiệm được tâm hồn ta tràn đầy sức mạnh của Ngài, và ta sẽ hạnh phúc.



CẦU NGUYỆN

Lạy Cha, thân xác của Đức Giêsu đã về trời để thần khí của Ngài có thể hiện diện và hoạt động trong bản thân con và mọi người. Xin giúp con ý thức sự hiện diện hoạt động ấy của Ngài trong tâm hồn mình, để tâm hồn con trở nên mạnh mẽ thật sự. Nhờ đó, con thực hiện được những gì Cha mong muốn nơi con.


Sunday, May 19, 2019

Ps6b - Yêu Chúa thì giữ lời Chúa. Giữ lời Chúa thì yêu thương mọi người




CHIA SẺ TIN MỪNG

Chúa Nhật thứ 6 Mùa Phục Sinh

(22-05-2022)

Bài đọc thêm

Yêu Chúa thì giữ lời Chúa.
Giữ lời Chúa thì yêu thương mọi người




  TIN MỪNG: Ga 14,23-29

Những lời cuối cùng của Đức Giêsu



CHIA SẺ

Câu hỏi gợi ý:
1. Chúa nói: «Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy» (Ga 14,23a). Ba chữ «giữ lời Thầy» ở đây có ý nghĩa gì? Có phải là sống yêu thương, sống tình nghĩa không?

2. Cốt tủy của Kitô giáo là gì? Có phải là đọc kinh dâng lễ và lo lãnh nhận các bí tích hàng ngày, hàng tuần hay hàng tháng không?

3. Chúa nói: «Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy» (Ga 14,23b). «Người ấy» đây cụ thể là người thế nào? Có Chúa ở với mình thì ích lợi gì?

Suy tư gợi ý:

1. Yêu mến Đức Giêsu bằng cách sống tinh thần của Ngài

Đức Giêsu đến thế gian là để cứu nhân loại. Nhưng công cuộc cứu rỗi nhân loại gồm hai mặt: một mặt là do tình yêu và sáng kiến của Thiên Chúa được Đức Giêsu thực hiện, một mặt là do sự hưởng ứng và cộng tác của con người. Thiếu một mặt, việc cứu chuộc không thể thành tựu được: «Có Trời mà cũng có ta» (Truyện Kiều). 

Phần của Thiên Chúabày tỏ tình yêu của Ngài đối với nhân loại qua việc Đức Giêsu đến để dạy dỗ và chịu chết hầu minh chứng tình yêu Thiên Chúa. Phần con ngườiđáp lại tình yêu Thiên Chúa bằng cách tin vào Đức Giêsu và tuân giữ lời Ngài. 

Tuân giữ lời Ngài, một cách cụ thể chính là yêu thương mọi người không trừ ai. Vì «Ai yêu mến Thiên Chúa thì cũng yêu thương anh em mình» (1 Ga 4,21), ai thật sự yêu mến Thiên Chúa, tất nhiên sẽ thể hiện tình yêu ấy ra qua việc yêu thương và hy sinh cho những người sống chung quanh mình. Không thể có người yêu mến Thiên Chúa mà lại không yêu thương anh em mình: «Nếu ai nói: "Tôi yêu mến Thiên Chúa" mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy» (1 Ga 4,20)

Tuân giữ lời Đức Giêsu, hay sống tinh thần yêu thương của Ngài, đó chính là đáp lại tình yêu của Thiên Chúa, mà cũng là góp phần trước hết vào việc cứu rỗi chính bản thân mình, và sau đó là cứu rỗi tha nhân, trong đó có gia đình, xã hội, Giáo Hội và thế giới. Nếu mọi người đều sống tinh thần yêu thương nhau, thì các tập thể ở trần gian (gia đình, xã hội, Giáo Hội và thế giới) sẽ trở thành Nước Trời, trong đó mọi người đều hạnh phúc. Thế giới hiện nay còn biết bao nhiêu đau khổ, cuộc sống chung trong nhiều tập thể −nhỏ cũng như lớn– chẳng khác gì hỏa ngục, vì trong đó quá nhiều người ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến mình, không biết yêu thương nhau, nghĩ đến nhau, chia sẻ cho nhau, hy sinh cho nhau.

Biết rằng yêu thương nhau thì sẽ làm cho các tập thể được hạnh phúc, nhưng làm sao để thực hiện điều đó, nếu không có những người tiên phong và cổ võ tinh thần yêu thương ấy? Ai sẽ là những người tiên phong, nêu gương và cổ võ nếu không phải là người kitô hữu, môn đệ của Đức Giêsu Kitô, Đấng luôn luôn kêu gọi mọi người yêu thương nhau? «Người ta cứ dấu này mà nhận biết anh em là môn đệ của Thầy, là anh em yêu thương nhau» (Ga 13,35).



2. Cốt tủy của Kitô giáo

Đức Giêsu dùng tình yêu để cứu nhân loại, và cũng kêu gọi mọi người hãy dùng tình yêu để tự cứu lấy mình và cứu người khác nữa. Đó là một trong những cốt tủy của Kitô giáo. Vì thế, Đức Giêsu nói: «Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy (…) Ai không mến Thầy thì không giữ lời Thầy» (Ga 14,23a.24a), mà lời của Ngài chủ yếu là kêu gọi mọi người yêu thương nhau. Chúng ta cần phải nắm vững cốt tủy này để thực hiện cho bằng được. 

Không giữ cốt tủy này mà chỉ thực hiện những việc đạo đức bên ngoài thì tức là lấy chính làm phụ, lấy phụ làm chính. Đức Giêsu đã từng nói: «Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: "Lạy Chúa! Lạy Chúa!" là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ những ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời mới được vào mà thôi» (Mt 7,21). Chính vì không nắm vững điều cốt tủy mà chỉ chú ý tới cái phụ tùy, tưởng đó là chính yếu, nên «trong ngày ấy, nhiều người sẽ thưa với Thầy rằng: "Lạy Chúa, lạy Chúa, nào chúng tôi đã chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ quỉ, nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó sao?" (toàn là những việc đạo đức phi thường cả!) Và bấy giờ Thầy sẽ tuyên bố với họ: "Ta không hề biết các ngươi; xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác"» (Mt 7,22-23).

Việc tuân giữ lời Chúa, thực hiện ý muốn của Thiên Chúa, tức sống tinh thần yêu thương của Đức Giêsu, chính là điều cần thiết nhất, nền tảng nhất của Kitô giáo. Đức Giêsu quả quyết điều ấy là nền tảng như sau: «Ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì ví như người khôn xây nhà trên đá (…) Còn những kẻ nghe mà không đem ra thực hành thì ví như người ngu dại xây nhà trên cát (…)» (Mt 7,24-27). 

Như vậy, ta thấy Kitô giáo là một đạo hành động thực tế chứ không phải là một mớ lý thuyết phải biết hay phải học, trong đó chủ yếu là biến Tin Mừng hay tình thương thành hành động đích thực, để làm cho môi trường mình sống trở nên tốt đẹp, hạnh phúc, là Nước Trời tại thế.

Nhiều người kitô-hữu có tâm lý này: khi làm tròn những bổn phận đạo đức hằng ngày mà họ tập làm từ hồi nhỏ (đi lễ mỗi Chúa Nhật, đọc kinh sớm tối hoặc đi lễ mỗi ngày, làm dấu đọc kinh trước mỗi bữa ăn, xưng tội mỗi tháng, lâu lâu xin lễ cho ông bà cha mẹ đã khuất, v.v… ) thì họ cảm thấy an tâm tưởng rằng họ đã giữ trọn lề luật của Chúa và vì thế, họ tự cho mình là người đạo đức

Những việc ấy đều là những việc tốt lành không nên bỏ, nhưng đó không phải là cốt yếu của Kitô giáo. Cốt tủy của Kitô giáo là phong cách sống đầy yêu thương của ta đối với mọi người, đặc biệt những người chung quanh, và đặc biệt hơn nữa với những người thân cận, gần gũi mình nhất. Nếu cuộc sống của mình không biểu hiện được tình nghĩa, lòng yêu thương, được xây dựng trên nền tảng công bằng, thì tất cả những việc đạo đức (đi lễ, đọc kinh, v.v…) là hoàn toàn vô ích. Chẳng những vô ích mà nó còn có hại ở chỗ nó ru ngủ ta, làm cho ta tưởng rằng mình đạo đức, và hài lòng với lối sống đó, thậm chí có thể làm ta nghĩ mình đạo đức hơn người và lên mặt phán đoán người khác. Đang khi điều cốt tủy nhất của Kitô giáo là sống tình thương thì ta không thực hiện.



3. Có sống yêu thương thì mới có Chúa ở trong ta

Đức Giêsu nói: «Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy, Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy» (Ga 14,23). Những ai giữ lời Đức Giêsu, nghĩa là sống tinh thần yêu thương của Ngài, thì được Thiên Chúa yêu thương và ở cùng. Ai sống yêu thương mọi người thì có Thiên Chúa ở trong người ấy. Và ai có Chúa là nguồn tình yêu ở trong mình, thì sẽ càng thể hiện tình yêu ấy cụ thể hơn đối với mọi người.

Mọi người kitô-hữu đều có chung một lý tưởng là nên thánh, tức nên giống Thiên Chúa là Đấng Thánh và cũng là Tình Yêu. Người thánh thiện là người luôn kết hiệp với Thiên Chúa, luôn có Chúa ở cùng. Thiên Chúa là tình yêu, nên Ngài thích hiện diện một cách đậm đặc và đặc biệt nơi những tâm hồn biết yêu thương. Vì thế, thánh thiện một phần rất lớn đồng nghĩa với yêu thương, theo đó, người yêu thương nhiều là người thánh thiện nhiều. Không ai thánh thiện mà lại ít yêu thương. Ít yêu thương hay không có khả năng yêu thương, nghĩa là ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến mình, đến quyền lợi và hạnh phúc của mình, thì đó chính là tội lỗi. «Tội» trong tiếng Việt là «tôi nặng», nghĩa là: bản chất của tội lỗi là do đặt quá nặng cái tôi của mình, không biết nghĩ đến người khác.

Như vậy, sự thánh thiện hay dấu hiệu cho thấy Chúa có ở với ta hay không là ở trong chính cách cư xử thường ngày của ta đối với những người chung quanh, với những người thân cận ta nhất có tình thương hay không. Nếu những người chung quanh ta cảm nhận được ta là người sống có tình có nghĩa, có trên có dưới, có trước có sau, thì đó là dấu chứng có Chúa ở với ta, và sự thánh thiện nằm ở chỗ đó. Còn nếu họ không cảm nhận được điều đó, thì ta phải coi chừng kẻo tất cả những «việc đạo đức» ta làm đều chỉ là «giả đạo đức» nhằm «lấy vải thưa che mắt thánh» mà thôi. Một việc chỉ được gọi là đạo đức hay thánh thiện đích thực khi nó thấm nhuần tình yêu đích thực ở bên trong. Nếu không được thúc đẩy bởi tình yêu, thì không việc làm nào là thánh thiện hay đạo đức cả dù là cầu nguyện, dâng lễ, ăn chay, bố thí, giúp đỡ, v.v… (x. 1Cr 13,1-3)



CẦU NGUYỆN

Lạy Chúa, xin cho con hiểu được cốt tủy của Kitô giáo là yêu thương, để con luôn cố gắng thực hiện sự yêu thương ấy trong đời sống hằng ngày của con: trước hết với những người thân yêu gần gũi con nhất, những người trong gia đình, sau là bạn bè, hàng xóm, những người trong làng trong ấp, và sau cùng là tất cả mọi người không trừ ai, kể cả những người tự nhiên con không ưa, hay những người không ưa con. Xin cho con cụ thể hóa tình yêu ấy ra bằng hành động thật sự, là sẵn sàng chấp nhận hy sinh, thiệt thòi, đau khổ, mất mát, mất công, mất của vì hạnh phúc của những người mà Chúa muốn con yêu thương.

Nguyễn Chính Kết


Bấm vào đây . 


Ps6a - Hãy nhạy bén với sự chỉ dạy của Thánh Thần




CHIA SẺ TIN MỪNG

Chúa Nhật thứ 6 Mùa Phục Sinh

(22-05-2022)


Hãy nhạy bén với sự chỉ dạy của Thánh Thần



ĐỌC LỜI CHÚA

  Cv 15,1-2.22-29: (1) Những người Giuđê cho rằng: «Nếu không chịu phép cắt bì theo tục lệ Môsê, thì không thể được cứu độ». (28) (Nhưng) Thánh Thần và chúng tôi (=các tông đồ) đã quyết định không đặt lên vai anh em một gánh nặng nào khác ngoài những điều cần thiết này: (29) là kiêng ăn đồ đã cúng cho ngẫu tượng, kiêng ăn tiết, ăn thịt loài vật không cắt tiết, và tránh gian dâm. Cẩn thận tránh những điều đó là tốt rồi.

  Kh 21,10-14.22-23: (22) Trong thành, tôi không thấy có Đền Thờ, vì Đức Chúa, Thiên Chúa Toàn Năng, và Con Chiên là Đền Thờ của thành. (23) Thành chẳng cần mặt trời mặt trăng chiếu sáng, vì đã có vinh quang Thiên Chúa toả rạng, và Con Chiên là ngọn đèn chiếu soi.

  TIN MỪNG: Ga 14,23-29

Thánh Thần sẽ đến

(23) Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ: «Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy. (24) Ai không yêu mến Thầy, thì không giữ lời Thầy. Và lời anh em nghe đây không phải là của Thầy, nhưng là của Chúa Cha, Đấng đã sai Thầy. (25) Các điều đó, Thầy đã nói với anh em, đang khi còn ở với anh em. (26) Nhưng Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em.

 (27) «Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian. Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi. (28) Anh em đã nghe Thầy bảo: «Thầy ra đi và đến cùng anh em». Nếu anh em yêu mến Thầy, thì hẳn anh em đã vui mừng vì Thầy đi về cùng Chúa Cha, bởi vì Chúa Cha cao trọng hơn Thầy. (29) Bây giờ, Thầy nói với anh em trước khi sự việc xảy ra, để khi xảy ra, anh em tin».




CHIA SẺ

Câu hỏi gợi ý:
1. Cách Thánh Thần hướng dẫn và dạy dỗ các tông đồ có giống cách của Đức Giêsu không? Giống và khác nhau chỗ nào? Thánh Thần truyền đạt cho con người bằng cách nào?

2. Ta phải quan niệm và có thái độ nào để có thể nhận được sứ điệp của Thánh Thần, và đáp ứng được những gì Ngài muốn thực hiện nơi ta?


Suy tư gợi ý:

1. Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần

Sau khi sống lại, Đức Giêsu không ở lại trần gian với các tông đồ để tiếp tục dạy dỗ các ông, mà về trời ngự bên hữu Chúa Cha. Đấng tiếp nối Ngài để tiếp tục dạy dỗ các ông và cả Giáo Hội là Thánh Thần. Nhưng Thánh Thần không hiện diện bằng thân xác, không nói thành lời để có thể nghe được bằng tai như Đức Giêsu. Thánh Thần hiện diện và hướng dẫn con người bằng thần khí, tức tinh thần. Ngài là Thần Khí của Thiên Chúa. Thần Khí ấy – tức Thánh Thần – tác động trên thần khí tức tâm linh của ta, nói với ta từ bên trong, để ta hiểu biết về Thiên Chúa và kế hoạch hay thánh ý của Ngài, để ta kết hiệp với Ngài, và để ta có sức mạnh hầu thi hành theo đường lối của Ngài. Do đó, chúng ta phải biết thích ứng với cách hiện diện mới, cách hướng dẫn hay dạy dỗ mới mẻ của Thánh Thần, khác với cách hiện diện và dạy dỗ rất cụ thể qua thể chất của Đức Giêsu.



2. Vai trò quan trọng và khó khăn của Thánh Thần

Đức Giêsu chỉ hiện diện tại trần gian 33 năm, nhưng chỉ thu nhận tông đồ và dạy dỗ họ, chỉ rao giảng Tin Mừng trong 3 năm. Công việc cứu chuộc không phải tới đó là hết, mà còn kéo dài suốt dòng lịch sử mấy ngàn năm của nhân loại. Phần việc còn lại này do Thánh Thần đảm trách. Ngài phải điều khiển lịch sử Giáo Hội, thánh hóa các tâm hồn, soi sáng họ để họ hiểu được tình yêu, tinh thần, ý muốn và kế hoạch của Thiên Chúa.

Công việc này rất khó khăn vì Ngài không ra mặt một cách hữu hình, không dùng uy quyền để điều khiển bằng những mệnh lệnh rõ ràng như một vị vua trần gian. Mà Ngài chỉ tác động vào tinh thần của con người, linh hứng, soi sáng, ban sức mạnh bên trong để chính con người thực hiện

Một khó khăn khác là Ngài luôn luôn tôn trọng tự do của con người. Ngài không ép buộc con người, nên con người có thể từ chối lời mời gọi của Ngài, thậm chí có thể hành động ngược lại ý muốn của Ngài. Ngoài ra, Ngài còn phải điều khiển Giáo Hội trong một thế giới luôn luôn thay đổi và biến động đủ kiểu. Để hành động sáng suốt đem lại hiệu quả, Ngài phải «tùy cơ ứng biến», phải thay đổi cách thức tùy tình huống, không thể chấp cứng theo một nguyên tắc, một đường lối duy nhất.



3. Một vài nguyên tắc để nắm bắt sự hướng dẫn của Thánh Thần

Chúng ta đã biết tầm quan trọng và những khó khăn lớn lao của Thánh Thần trong công việc thánh hóa nhân loại và điều khiển Giáo Hội và thế giới. Chúng ta cũng đã biết phương cách hoạt động của Ngài. Vì thế, chúng ta cần phải tích cực cộng tác vào công việc của Ngài. Muốn thế, chúng ta cần nắm vững một vài nguyên tắc để nắm bắt được sự dạy dỗ và hướng dẫn của Thánh Thần.

a) Thánh Thần là Đấng đổi mới

Con người thay đổi theo thời gian. Càng ngày con người càng tiến bộ về mọi mặt: não trạng, tâm lý, kiến thức, tâm linh, quan niệm, cách suy tư, v. v… Do đó, muốn dạy dỗ con người, Thánh Thần phải hành động giống như một ông thầy, phải thích ứng với trình độ và cá tính của mỗi lớp tuổi của học sinh, để chúng phát triển một cách thích hợp. Không thể dạy ở đại học cùng một cung cách hay phương pháp như khi dạy ở cấp 3. Và dạy ở cấp 2 không thể giống như ở cấp 1 được. Như vậy, Thánh Thần phải thay đổi cách hướng dẫn và dạy dỗ con người tùy theo thời đại, tùy theo tình huống rất đa dạng của con người. Do đó, con người hay Giáo Hội cần phải nhạy bén mới có thể theo kịp sự hướng dẫn của Thánh Thần.

b) Đừng coi những gì đã được công thức hóa là tuyệt đối và bất biến

Thông thường, con người có khuynh hướng tâm lý là rút kinh nghiệm rồi đúc kết kinh nghiệm ấy thành công thức, và coi công thức ấy như chân lý bất biến, vĩnh cửu. Đấy là sự khôn ngoan của con người: người nào càng đúc kết được nhiều kinh nghiệm, nghĩa là càng công thức hóa được nhiều kinh nghiệm ấy để ghi nhớ và truyền đạt, thì càng được coi là khôn ngoan. 

Nhưng rất nhiều kinh nghiệm được đúc kết chỉ có giá trị trong thời gian, có thể trong nhiều thế kỷ. Nghĩa là chúng rất đúng, có giá trị và đem lại lợi ích trong một thời gian, nhưng tới một thời gian nào đó, khi cục diện hay hoàn cảnh của thế giới thay đổi, thì một số quan niệm và kinh nghiệm cũ không còn phù hợp nữa. Trong hoàn cảnh mới đã thay đổi ấy, nếu cứ quan niệm theo kiểu cũ và áp dụng kinh nghiệm cũ do cổ nhân đúc kết, thì có thể sẽ không đạt được kết quả mong muốn, thậm chí có thể gây tai hại.

Chẳng hạn trong lãnh vực khoa học, người xưa đúc kết những kinh nghiệm khoa học thành định luật như định luật hóa học Lavoisier về bảo toàn nguyên tố. Định luật này được coi là đúng một cách tuyệt đối cho đến khi con người khám phá ra nguyên tử của chất này có thể biến đổi thành nguyên tử chất khác trong một phản ứng hay một chuỗi phản ứng hóa học. Trong toán học, định đề Euclide được coi như chân lý không biến đổi cho tới khi con người khám phá và bước vào không gian vi vật lý (micro-physique) của các nguyên tử và không gian đại vật lý (macro-physique) của các thiên thể. Trong những không gian mới mẻ này, định đề Euclide không còn áp dụng đúng được nữa. Trong lãnh vực thường thức, nhiều kinh nghiệm được người xưa đúc kết thành công thức, không còn đúng trong một thế giới đang được toàn cầu hóa, mạng lưới hóa, điện tử hóa…

Về vấn đề này, trong lãnh vực tâm linh, Thánh Phaolô nói: «Chữ viết thì giết chết, còn Thần Khí mới ban sự sống» (2Cr 3,6). Trong câu Kinh Thánh này, «chữ viết» có thể được hiểu là những luật lệ thành văn, những kinh nghiệm, những suy tư chín chắn được coi là đúng, được công thức hóa và được coi là chân lý bất biến, có giá trị vĩnh cửu. 

Vì coi luật lệ hay những công thức ấy là chân lý vĩnh cửu, nên con người ỷ y vào chúng, dựa vào chúng mà hành động, không còn quan tâm tới tiếng nói thầm kín và khó nhận ra của Thần Khí ở trong tâm mình nữa. Khi hoàn cảnh đã thay đổi, những luật lệ hay công thức ấy không còn phù hợp nữa, thì việc áp dụng những luật lệ hay công thức ấy trở thành sai lầm và tai hại. Những luật lệ hay công thức ấy chỉ có giá trị trong một thời gian, và không phù hợp được với từng tình huống của con người hay của Giáo Hội. Vì thế, con người hay Giáo Hội cần phải lắng nghe Thánh Thần, và nhạy bén với những cách biểu lộ của Thánh Thần hơn là dựa vào những luật lệ công thức được coi là vĩnh cửu ấy.



4. Kinh nghiệm rút từ Kinh Thánh

Cách đây 2000 năm, người Do Thái tưởng rằng luật Môsê với phép cắt bì là luật của Thiên Chúa sẽ không bao giờ thay đổi, và sẽ được áp dụng cho con người đến muôn đời. Nhưng trong thực tế, luật này chỉ được áp dụng từ thời Môsê đến thời các tông đồ –tức khoảng 1300 năm– thì không còn được áp dụng nữa. Bài đọc 1 trong sách Tông Đồ Công Vụ hôm nay cho thấy: Người Kitô hữu gốc Do Thái nói rằng các Kitô hữu gốc ngoại giáo phải chịu phép cắt bì và tuân theo luật Môsê thì mới được cứu rỗi. Nhưng các tông đồ đã hội ý với nhau –dưới sự hướng dẫn của Thánh Thần– quyết định chẳng phải chỉ thay đổi một vài điều, mà bãi bỏ luật Môsê. Và kể từ đó, như chúng ta thấy hiện nay, Giáo Hội không hề buộc các Kitô hữu phải tuân giữ luật Môsê.

Luật Môsê là luật của Thiên Chúa cho con người, thế mà còn bị bãi bỏ sau chỉ 1300 năm áp dụng, lẽ nào những luật do con người lập ra lại không thể thay đổi? Luật của con người có cao trọng và có giá trị lâu dài hơn luật của Thiên Chúa không? Chính vì ỷ vào lề luật, tức «chữ viết», mà các tư tế và kinh sư thời Đức Giêsu đã chống lại Thánh Thần và đã giết Đức Giêsu và các tông đồ. Chúng ta nên suy nghĩ sự kiện này để rút kinh nghiệm cho mình trong việc bảo thủ những «chữ viết», tức những luật lệ hay cách giải thích về Thiên Chúa của con người mà ta tưởng rằng không thể thay đổi được!



CẦU NGUYỆN

Lạy Cha, Cha đã ban Thánh Thần để hướng dẫn chúng con nên thánh. Xin giúp chúng con biết nhạy bén với cách chỉ dạy của Thánh Thần. Đừng để chúng con mắc phải những sai lầm của các tư tế và kinh sư Do Thái xưa, tưởng rằng luật Môsê có giá trị tuyệt đối mà ỷ vào luật ấy nên đã không nghe được tiếng của Thánh Thần. Vì thế, họ đã phạm phải những sai lầm trầm trọng. Xin cho chúng con tránh được những lầm lỗi của họ.

Nguyễn Chính Kết




Monday, May 13, 2019

PS5b - Yêu thương và phục vụ Thiên Chúa trong mọi người là điều kiện để phát triển tâm linh




CHIA SẺ TIN MỪNG

Chúa Nhật thứ 5 Mùa Phục Sinh

(15-05-2022)

Bài đọc thêm

Yêu thương và phục vụ Thiên Chúa trong mọi người
là điều kiện để phát triển tâm linh



  TIN MỪNG: Ga 13,31-33a.34-35

Những lời cáo biệt



Câu hỏi gợi ý:
1. Tại sao sắp tới lúc chịu tử nạn, Đức Giêsu lại nói rằng sắp tới giờ Ngài được tôn vinh? Tử nạn và tôn vinh có phải là một sự kiện duy nhất không?

2. Tại sao khi Đức Giêsu được tôn vinh, thì Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Người? Có gì tương tự như thế giữa Thiên Chúa và chúng ta như nơi Đức Giê-su không?

3. Tại sao sự yêu thương nhau lại là dấu chứng của các môn đệ Chúa? Thế còn việc làm dấu thánh giá có phải là dấu chứng không?


Suy tư gợi ý:

1. Thiên Chúa được tôn vinh nơi Đức Giêsu và qua Đức Giêsu

a) Hai mặt đối nghịch nhau của mầu nhiệm vượt qua

«Giờ đây, Con Người được tôn vinh, và Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Người» (Ga 13,31). Đức Giêsu nói điều này ngay trước khi chịu tử nạn. Tới giờ phải chịu tử nạn, mà Ngài lại nói đó là lúc Ngài được tôn vinh. Điều này cho thấy «tử nạn» và «được tôn vinh» là hai mặt khác nhau của cùng một sự việc. Nói cách khác, tử nạn và phục sinh, hay đau khổ và vinh quang tuy khác nhau và ngược lại nhau, nhưng lại luôn luôn gắn liền với nhau, không thể tách rời nhau, giống như hai mặt của một tờ giấy duy nhất.

Đó là chính là nội dung và ý nghĩa của mầu nhiệm vượt qua: vì đau khổ và vinh quang, tử nạn và phục sinh không thể tách rời nhau, nên muốn đạt được cái này thì phải trải qua cái kia. Không thể phục sinh nếu không chịu tử nạn, không thể hạnh phúc hay vinh quang, nếu không trải qua đau khổ. Đời sống thực tế chứng tỏ rõ ràng điều ấy: Tôi không chịu cực khổ làm ăn, gia đình tôi không thể ấm no hạnh phúc được. Một học sinh không chịu khó nhọc học hành không thể đỗ đạt hay làm nên danh phận gì.

Ý thức được thực tế của mầu nhiệm vượt qua, người Kitô-hữu không nên mơ tưởng có được hạnh phúc mà không phải qua đau khổ, hay có được vinh quang mà không phải chịu nhục nhã, hay sẽ phục sinh mà không cần tử nạn. Qui luật thực tế của đời sống không cho phép như thế. 

Muốn hạnh phúc mà không qua đau khổ, muốn vinh quang mà không chịu nhục nhã, muốn phục sinh mà không cần tử nạn, đều là những cám dỗ cho tất cả mọi người, vì những ước muốn đó thường dẫn đến tội lỗi. Thật vật, tất cả mọi tội lỗi xảy ra trên đời đều xuất phát từ ước muốn không thực tế đó. Kẻ trộm cướp, hối lộ, kẻ giết người, gian dâm, v.v… đều là những kẻ muốn hạnh phúc mà không phải khó nhọc, vất vả. 

Tới đây, ta nên nhớ lại lời của Đức Giêsu: «Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong mà nhiều người đi lại qua đó. Còn cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy» (Mt 7,13-14).


b) Trong Đức Giêsu, Thiên Chúa và con người là một

«Giờ đây, Con Người được tôn vinh, và Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Người». Đức Giêsu và Thiên Chúa đều được tôn vinh trong cùng một con người (là chính Đức Giêsu), và trong cùng một sự việc (là cuộc tử nạn). Điều này cho thấy Đức Giêsu và Thiên Chúa liên quan với nhau mật thiết đến mức có thể nói Đức Giêsu và Thiên Chúa là hai mặt khác nhau của một thực tại duy nhất: con người Đức Giêsu. Có thể nói Đức Giêsu, một mặt là một con người yếu đuối, bị hạn chế đủ mọi mặt, mặt khác lại chính là một Thiên Chúa mạnh mẽ, vô hạn đủ mọi mặt. Hai mặt ấy tuy ngược hẳn nhau nhưng lại kết hợp và gắn liền với nhau thành một con người duy nhất.

Đức Giêsu chính là mô hình gương mẫu của chúng ta, của mọi người Kitô-hữu. Cũng tương tự như Đức Giêsu, một mặt ta mang tính con người, vốn hữu hạn, yếu đuối, dễ trở nên tội lỗi, một mặt ta chính là con cái Thiên Chúa, là hình ảnh của Thiên Chúa vô hạn, mạnh mẽ, thánh thiện, «được thông phần bản tính Thiên Chúa» (2Pr 1,4). Tính chất thần linh trong bản thân của đa số chúng ta có thể còn ở dạng mầm, chưa phát triển. Bổn phận và sứ mạng của người Kitô-hữu là phải làm sao để cái mầm thần linh ấy ngày càng phát triển lớn mạnh lên. Ta càng ý thức được tính chất thần linh của mình, và cố gắng sống phù hợp với tính chất ấy, thì tính chất ấy càng có điều kiện phát triển mạnh.

Khi mầm thần linh ấy phát triển trong ta, khiến ta sống, hành động và xử sự như Đức Giêsu, thì ta có thể nói được như Ngài: «Giờ đây, Con Người được tôn vinh, và Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Người» (Ga 13,31). Thiên Chúa chỉ được tôn vinh trong bản thân ta, khi chúng ta làm cho mầm thần linh trong ta phát triển lớn mạnh. Mầm thần linh ấy chính là Nước Trời ở trong ta. Đức Giêsu đã từng nói: «Nước Thiên Chúa ở trong anh em» (Lc 17,21)

Và trong bản thân chúng ta, Nước ấy, hay cái mầm thần linh ấy, giống như một hạt cải, «là loại nhỏ nhất trong tất cả các hạt giống, nhưng khi lớn lên lại là thứ lớn nhất. Nó trở thành cây, đến nỗi chim trời tới làm tổ trên cành được» (Mt 13,32). Nhưng mầm thần linh ấy chỉ phát triển khi «cái tôi đáng ghét» của ta thật sự nhỏ đi: «Ngài phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ đi» (Ga 3,30). Mầm thần linh ấy không thể được phát triển nơi một người lúc nào cũng coi cái tôi của mình quá lớn.



2. Yêu thương là điều kiện phát triển tính thần linh trong ta

Mầm thần linh ấy không thể phát triển được trong một con người coi cái tôi của mình là quá lớn. Sự phát triển hình ảnh của Thiên Chúa trong ta và sự trương phình bản ngã của ta là hai sự việc luôn luôn tỷ lệ nghịch với nhau. Càng coi cái tôi của mình là quan trọng, càng đặt nặng cái tôi của mình, thì cái tôi ấy càng lấn át tính chất thần linh, và làm cho nó ngày càng yếu ớt, nhỏ bé đi, và đó chính là nguyên nhân của mọi thứ tội lỗi

Trong tiếng Việt, chữ «tội» được hình thành bởi chữ «tôi» và dấu «nặng»: «tôi nặng tội». Điều ấy không phải là không có ý nghĩa. Tội lỗi được hình thành từ việc coi cái tôi của mình quá nặng. Và sự thánh thiện thì ngược lại, được hình thành từ việc coi nhẹ hay tự hủy cái tôi của mình đi. Đức Giêsu đã từng nói: «Hạt lúa được gieo vào lòng đất nếu không chết đi, nó vẫn chỉ là hạt lúa, còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác» (Ga 12, 24). Cái tôi có chết đi, thì sự sống thần linh hay Nước Thiên Chúa trong ta mới phát triển và sinh hoa kết trái.

Yêu thương chính là quên mình, hay ra khỏi cái tôi của mình để đến với Thiên Chúa và tha nhân. Và đó chính là bản chất của sự thánh thiện, cũng là bản chất của Thiên Chúa, như thánh Gioan đã định nghĩa: «Thiên Chúa là tình yêu» (1Ga 4,8). Nếu ta là hình ảnh của Thiên Chúa, thì cách hành xử của ta phải phản ánh tình yêu. «Tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương thì đã được Thiên Chúa sinh ra. Ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu» (1Ga 4,7-8). Tình yêu chân thật chính là dấu chứng của sự thánh thiện, chứng tỏ có sự hiện diện của Thiên Chúa. Người nào càng yêu thương và càng hy sinh cho người khác thì càng là người thánh thiện, và càng chứng tỏ có Thiên Chúa ở với mình.

Chính vì thế, trước khi từ giã các môn đệ để chịu tử nạn và về cùng Chúa Cha, Đức Giêsu cho các môn đệ biết cái dấu hiệu quan trọng nhất để có thể căn cứ vào đó mà biết được ai là môn đệ đích thực của Ngài, đó là tình yêu thương đối với mọi người, và nhất là đối với nhau. «Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này, là anh em có lòng yêu thương nhau» (Ga 13,35). Làm dấu thánh giá, đọc kinh, dâng lễ… chỉ là những dấu hiệu bên ngoài của người kitô-hữu, mà người không phải là kitô-hữu vẫn có thể giả mạo. Còn sự yêu thương –được thể hiện cụ thể bằng hành động– mới là dấu chứng thật sự của người kitô-hữu. Người yêu thương thực sự biết quên mình để hy sinh cho tha nhân vô điều kiện, cho dù chưa rửa tội, thì đã là kitô-hữu đích thực từ bên trong rồi. Còn người mang danh kitô-hữu mà sống ích kỷ, không tình thương, thì chỉ là kitô-hữu hữu danh vô thực mà rhôi (xem Rm 2,12-24).



CẦU NGUYỆN

Lạy Chúa, xin biến cải lòng con thành «trời mới đất mới», thành Nước Trời, trong đó luôn luôn tràn ngập tình yêu thương, để mọi người nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa –là tình yêu– ở trong con.


Sunday, May 12, 2019

Ps5a - Tình yêu đối với tha nhân là thước đo của tình yêu đối với Thiên Chúa




CHIA SẺ TIN MỪNG

Chúa Nhật thứ 5 Mùa Phục Sinh

(15-05-2022)


Tình yêu đối với tha nhân là thước đo 
của tình yêu đối với Thiên Chúa



ĐỌC LỜI CHÚA

  Cv 14,21b-27: (22) «Chúng ta phải chịu nhiều gian khổ mới được vào Nước Thiên Chúa».

  Kh 21,1-5a: (1) Tôi thấy trời mới đất mới, vì trời cũ đất cũ đã biến mất, và biển không còn nữa. (2) Tôi thấy Thành Thánh là Giêrusalem mới. (5) Rồi Đấng ngự trên ngai phán: «Này đây Ta đổi mới mọi sự».

  TIN MỪNG: Ga 13,31-33a.34-35

Những lời cáo biệt

(31) Khi Giuđa đi rồi, Đức Giêsu nói: «Giờ đây, Con Người được tôn vinh, và Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Người. (32) Nếu Thiên Chúa được tôn vinh nơi Người, thì Thiên Chúa cũng sẽ tôn vinh Người nơi chính mình, và Thiên Chúa sắp tôn vinh Người. (33) Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của Thầy, Thầy còn ở với anh em một ít lâu nữa thôi. Anh em sẽ tìm kiếm Thầy; nhưng như Thầy đã nói với người Do thái: «Nơi tôi đi, các người không thể đến được», bây giờ, Thầy cũng nói với anh em như vậy. (34) Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. (35) Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau».




CHIA SẺ

Câu hỏi gợi ý:
1. Tại sao khi sắp lên đường chịu khổ hình, Đức Giêsu lại nói: «Giờ đây, Con Người được tôn vinh»? Phải chăng chịu khổ hình chính là được tôn vinh? Sao lại ngược đời thế? Hay đó là hai mặt của cùng một thực tại?

2. Tại sao giới răn duy nhất của Đức Giêsu lại chỉ nói đến tình yêu đối với tha nhân, mà không nói gì đến tình yêu đối với Thiên Chúa? Yêu Thiên Chúa và yêu tha nhân có phải là hai tình yêu tách biệt nhau? Hay đó cũng là hai mặt của một tình yêu duy nhất?

3.  Có thể yêu Thiên Chúa mà không yêu tha nhân, hay yêu tha nhân mà không yêu Thiên Chúa không?


Suy tư gợi ý:

1. Đau khổ và vinh quang là hai mặt của một thực tại duy nhất

Khi sắp phải lên đường chịu khổ hình, Đức Giêsu nói một câu nghe rất là phấn khởi: «Giờ đây, Con Người được tôn vinh» (Ga 13,31). Như vậy phải chăng chịu đau khổ và được tôn vinh đồng nghĩa với nhau? 

– Theo quan niệm của người bình thường trong thế gian thì đó là hai điều nghịch nghĩa nhau. Nhưng theo quan niệm của Đức Giêsu thì hai điều nghịch nhau ấy tương tự như hai mặt liền nhau của một tờ giấy duy nhất. Nghĩa là chịu đau khổ và được tôn vinh là hai mặt khác nhau của một thực tại duy nhất, và điều này là nguyên nhân dẫn tới điều kia. 

Thật vậy, trong Thánh Kinh, đặc biệt trong Tin Mừng, ta thấy có nhiều câu nói lên sự nghịch lý ấy và tương quan chặt chẽ giữa hay mặt nghịch nhau ấy. Chẳng hạn: «Ai yêu quý mạng sống mình thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời» (Ga 12,25); «Nếu ta cùng chết với Người, ta sẽ sống với Người; nếu ta cùng đau khổ với Người, ta sẽ thống trị với Người» (2Tm 2,11-12; x. Rm 6,8); «Gieo trong đau thương sẽ gặt giữa vui mừng; đi khóc lóc u sầu sẽ về giữa muôn lời ca» (Tv 126,5-6).

Trong đời sống thực tế cũng như trong đời sống tâm linh, có vô số thực tại có hai mặt như thế. Trước khi chia tay các ông để ra đi chịu khổ hình, Đức Giêsu nói: «Thầy chỉ còn ở với anh em một ít lâu nữa thôi» (Ga 13,33). Trong những giây phút sau cùng ngắn ngủi ấy, Đức Giêsu đã để lại cho các tông đồ một câu nói. Câu nói vào thời điểm cuối cùng ấy, chắc chắn có tính chất như lời trăn trối hay sứ điệp cuối cùng của Ngài. Vì thế, nó hết sức quan trọng, thậm chí có thể nói nó tóm gọn lại tất cả những gì Ngài nói trong suốt ba năm rao giảng Tin Mừng của Ngài. Lời trăn trối đó chính là: «Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau» (Ga 13,34-35).



2.  Yêu Thiên Chúa và yêu tha nhân là hai mặt của một tình yêu duy nhất

Hai điều quan trọng nhất trong Cựu ước được nói tới ở hai quyển sách khác nhau: Đệ Nhị Luật và Lêvi: «Hãy yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết dạ, hết sức anh em» (Đnl 6,5) và «Hãy yêu thương đồng loại như chính mình» (Lv 19,18). Từ đó, người Do Thái phân biệt và cũng tách biệt hai thứ tình yêu: tình yêu đối với Thiên Chúa và tình yêu đối với tha nhân. Đức Giêsu cũng xác nhận và tóm gọn toàn bộ Cựu ước vào hai lề luật có vẻ như tách rời nhau ấy: «Tất cả Luật Môsê và các sách ngôn sứ đều tùy thuộc vào hai điều răn ấy» (Mt 22,40).

Nhưng trong Tân Ước, qua những lời trăn trối của Đức Giêsu, Ngài chỉ nói tới tình yêu đối với tha nhân như giới răn duy nhất của Ngài. Giới răn ấy không hề nói tới việc yêu mến Thiên Chúa. Như vậy, có phải Ngài đã bỏ đi giới răn yêu mến Thiên Chúa chăng? Ngài coi việc yêu mến Thiên Chúa là không quan trọng sao? Phải chăng Ngài chỉ chú trọng tới con người mà quên Thiên Chúa, Cha của Ngài? 

Chắc chắn không phải vậy. Không ai yêu mến Thiên Chúa bằng Ngài, và cũng không ai yêu tha nhân bằng Ngài. Nhưng Ngài nhận thấy hai tình yêu ấy chỉ là hai mặt khác nhau của một tình yêu duy nhất. Không thể có mặt này mà không có mặt kia, và mặt này luôn luôn dính liền với mặt kia. Nghĩa là: tình yêu đích thực đối với Thiên Chúa thì mặc nhiên bao hàm tình yêu đối với tha nhân; và ngược lại

Hai tình yêu ấy chỉ có thể phân biệt trên lý thuyết hay theo lý trí, chứ không thể tách biệt trong thực tế của đời sống. Vì thế, ai yêu Thiên Chúa đích thực thì tự nhiên người ấy cũng sẽ yêu thương tha nhân đích thực, và ngược lại. Do đó, ai không yêu mến Thiên Chúa thì tự nhiên người ấy cũng sẽ không yêu tha nhân, và ngược lại.



3.  Tại sao Ngài nhấn mạnh yêu người thay vì yêu Thiên Chúa?

Nếu hai giới răn ấy chỉ là một giới răn duy nhất, tại sao Đức Giêsu không diễn tả giới răn ấy bằng tình yêu đối với Thiên Chúa, mà lại diễn tả giới răn ấy bằng tình yêu đối với tha nhân? – Vì:

a) Thiên Chúa thì thiêng liêng, còn tha nhân thì cụ thể

Thiên Chúa thì thiêng liêng, trừu tượng, nên đối với người bình thường, quan niệm và tiếp cận Thiên Chúa là điều khó, yêu Thiên Chúa đích thực –cho đúng nghĩa là yêu– lại càng khó hơn. Còn tha nhân thì cụ thể và lúc nào cũng có sẵn ngay trước mắt, rất dễ quan niệm, rất dễ tiếp cận và cũng dễ yêu thương theo đúng nghĩa của nó hơn. Tha nhân chính là hình ảnh hay một cách nào đó là hiện thân của Thiên Chúa bên cạnh chúng ta (x. St 1,26-27).  Thánh Gioan, trong thư thứ nhất của ngài (x.1Ga 4,20), cho rằng tha nhân cụ thể trước mắt như thế mà yêu không được, thì làm sao có thể yêu mến Thiên Chúa là một thực tại hết sức trừu tượng, khó quan niệm và không thể thấy được? Cũng theo thánh nhân, những ai không yêu tha nhân nhưng lại cứ ngỡ rằng mình yêu Thiên Chúa, thì kẻ ấy là kẻ nói dối, hay nói đúng hơn là kẻ tự lừa dối mình, hay bị ảo tưởng.

b) Con người có thể tự lừa dối mình mà không biết

Với bản tính đã bị băng hoại vì tội lỗi, con người dễ ngụy trang tình yêu ích kỷ đối với bản thân mình bằng những hình thức yêu mến Thiên Chúa ở bề ngoài. Từ đó, con người tự lừa dối chính mình. Thật vậy, nếu chúng ta có đầu óc phản tỉnh mạnh, chúng ta dễ nhận ra tình yêu mà nhiều người tưởng rằng mình đang dành cho Thiên Chúa, trong thực tế chỉ là tình yêu đối với chính bản thân mình

Mình yêu Thiên Chúa vì Thiên Chúa tốt lành, giàu sang, có quyền thi ân cũng như giáng họa trên mình. Vì thế, mình phải đối xử với Thiên Chúa thế nào để có lợi cho mình nhất: nghĩa là để được Thiên Chúa ban ơn, chúc phúc, đồng thời ngăn ngừa và cứu giúp mình khỏi mọi tai họa. Nhiều khi tình yêu của ta đối với Thiên Chúa có phần tương tự như tình yêu của ta đối với những người giàu sang quyền thế, những kẻ có khả năng thi ân giáng họa cho ta. Phân tích cho kỹ thì tình yêu ấy rốt cuộc chỉ là tình yêu đối với chính bản thân mình, nhưng được ngụy trang thành cách đối xử có vẻ yêu quí người giàu sang quyền thế kia. Cách đối xử có vẻ yêu thương ấy có ít nhiều yếu tố «cầu cạnh» trong đó.

c) Sự khôn ngoan và tính sư phạm của Đức Giêsu

Vì thế, Đức Giêsu đã tổng hợp hai giới răn quan trọng nhất có vẻ như tách biệt nhau của Cựu ước thành một giới răn duy nhất của Tân Ước. Và theo sự khôn ngoan và tính sư phạm của Ngài, trong hai mặt ấy, Ngài chỉ dùng có một mặt –mặt mà Ngài muốn nhấn mạnh– để diễn tả trọn vẹn giới răn hai mặt ấy. Và mặt ấy là tình yêu đối với tha nhân, chứ không phải tình yêu đối với Thiên Chúa. 

Thánh Phaolô cũng tiếp nối tinh thần này của Đức Giêsu, nên đã viết: «Ai yêu người, thì đã chu toàn Lề Luật» của Đức Kitô (Rm 13,8.10; x. Gl 6,2); «Tất cả Lề Luật được nên trọn trong điều răn duy nhất này là: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình» (Gl 5,14). Như vậy, Đức Giêsu đã biến giới răn yêu Thiên Chúa, một giới răn thật trừu tượng, thành một giới răn hết sức cụ thể, có thể kiểm chứng được dễ dàng, là yêu tha nhân.

Do đó, muốn biết tình yêu của mình đối với Thiên Chúa có thật sự là tình yêu hay không, hay chỉ là hình thức bên ngoài của một tình yêu vị kỷ đối với bản thân mình, thì: theo tinh thần của những câu Kinh Thánh trên, cách bảo đảm nhất là xét xem mình có thật sự yêu thương và hy sinh cho tha nhân không. «Ai nói mình yêu mến Thiên Chúa mà lại không yêu anh em mình, người ấy là kẻ nói dối» (1Ga 4,20). Có thể nói: tình yêu đối với tha nhân chính là thước đo, là biểu đồ cụ thể của tình yêu đối với Thiên Chúa. Nói khác đi: «Hãy cho tôi biết anh yêu tha nhân ra sao, tôi sẽ nói cho anh biết anh yêu Thiên Chúa đến mức nào!»

Đó là lý do tại sao mà ngày phán xét, Đức Giêsu không hề xét xem chúng ta đã đối xử với Thiên Chúa thế nào, mà chỉ xét có một điều duy nhất – là chúng ta đã yêu thương và đối xử với tha nhân như thế nào – để biết chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa đến mức nào! (x. Mt 25,31-46).



CẦU NGUYỆN

Lạy Cha, con đã nghe không biết bao nhiêu lần câu này Đức Giêsu: «Mỗi lần các ngươi làm điều gì cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta» (Mt 25,40). Nhưng khi gặp những anh em bé nhỏ ấy của Ngài bị đau khổ, bệnh tật, nghèo đói, ức hiếp, thì con lại làm ngơ, mặc kệ. Nhiều khi con còn nói: họ khổ như vậy thật đáng đời! Con chỉ muốn đối xử thật tốt với chính bản thân Đức Giêsu mà thôi: bằng cách đi lễ rước lễ cho nhiều, mua những bức tượng thật quý giá của Ngài để trưng trên bàn thờ, đọc kinh cho thật dài và sốt sắng… Lạy Cha, con làm như thế có đúng không? Có đẹp lòng Cha không? Xin Cha soi sáng chỉ dẫn cho con.

Xin cho con có được con mắt đức tin để nhìn thấy Cha nơi những người sống chung quanh con để con nói được như thánh Phanxicô Salê: «Xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người». Amen.                                 
Nguyễn Chính Kết