Monday, February 25, 2019

TN8 - Gương Đức Giêsu: «facere et docere», Làm trước, dạy sau (Cv 1,1)




CHIA SẺ TIN MỪNG

Chúa Nhật thứ 8 Thường Niên

(27-3-2022)


Gương Đức Giêsu: «facere et docere»,
Làm trước, dạy sau (Cv 1,1)



ĐỌC LỜI CHÚA

  Hc 27,4-7: (5) Có thử lửa mới biết bình thợ gốm, nghe chuyện trò biết ai rởm ai hay. (6) Xem quả thì biết vườn cây, nghe lời miệng nói biết ngay lòng người.

  1Cr 15,54-58: (58) Anh em hãy kiên tâm bền chí, và càng ngày càng tích cực tham gia vào công việc của Chúa vì biết rằng: trong Chúa, sự khó nhọc của anh em sẽ không trở nên vô ích.

  TIN MỪNG: Lc 6,39-45

Mù mà lại dắt mù.

Khi ấy, Đức Giêsu kể cho các môn đệ dụ ngôn này: (39) Ðức Giêsu còn kể cho môn đệ dụ ngôn này: “Mù mà lại dặt mù được sao? Lẽ nào cả hai lại không sa xuống hố? (40) Học trò không hơn thầy, có học hết chữ cũng chỉ bằng thầy mà thôi.  


Cái rác và cái xà trong con mắt

(41) Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của chính mình thì lại không để ý tới? (42) Sao anh lại có thể nói với người anh em: “Này anh, hãy để tôi lấy cái rác trong con mắt anh ra”, trong khi chính mình lại không thấy cái xà trong con mắt của mình? Hỡi kẻ đạo đức giả! Lấy cái xà ra khỏi mắt ngươi trước đã, rồi sẽ thấy rõ, để lấy cái rác trong con mắt người anh em!

Cây nào trái nấy

(43) “Không có cây nào tốt mà lại sinh quả sâu, cũng chẳng có cây nào sâu mà lại sinh quả tốt. (44) Thật vậy, xem quả thì biết cây. Ở bụi gai, làm sao bẻ được vả, trong bụi rậm, làm gì hái được nho. (45) Người tốt thì lấy ra cái tốt từ kho tàng tốt của lòng mình; kẻ xấu thì lấy ra cái xấu từ kho tàng xấu. Vì lòng có đầy, miệng mới nói ra”.


CHIA SẺ

Câu hỏi gợi ý:

1. Bạn là người đang có trách nhiệm hướng tinh thần hoặc tâm linh dẫn một số người, chẳng hạn những người trong gia đình bạn, con cái bạn, hay một tập thể lớn nhỏ nào đó. Bạn có ý thức rằng nếu bạn không đủ khôn ngoan sáng suốt thì bạn sẽ dẫn cả gia đình hay tập thể của bạn vào con đường sai lầm tai hại không? Bạn phải làm gì để tránh được tình trạng đó?

2.Có thể căn cứ vào lời nói của một người để biết người đó tốt hay xấu, ngay thẳng thật thà hay quanh co gian dối không? Kinh nghiệm cho bạn thấy thế nào về những người khéo nói, nói hay, nói giỏi?

3.Tại sao thấy lỗi của người thì dễ, mà thấy lỗi của mình thì khó? Bạn có thấy mình có khuynh hướng xấu ấy không? Làm sao để sửa?


Suy tư gợi ý:

1.  Những người dẫn lối chỉ đường cần phải sáng mắt

«Mù mà lại dắt mù được sao? Lẽ nào cả hai lại không sa xuống hố?» (Lc 6,39) Đức Giêsu đưa ra một chân lý liên quan đến việc hướng dẫn, lãnh đạo bằng một minh họa rất cụ thể. Về tinh thần hay tâm linh, người không đủ khôn ngoan sáng suốt về mặt này mà lại dẫn lối chỉ đường cho người khác đi, thì chỉ có nước làm hại người ta thôi. Làm hại người ta về mặt vật chất nhiều khi không tai hại bằng làm hại người ta về mặt tâm linh. Vì thế, những người đang có trách nhiệm hướng đạo về mặt tâm linh cần phải có khả năng đích thực, phải biết nhìn xa trông rộng, có kiến thức đúng đắn và lành mạnh về tâm linh, nhất là phải có một đời sống tâm linh thật sự và sâu xa nữa, có tình yêu rộng mở, có lòng nhiệt thành, và có một đời sống tốt đẹp phù hợp với những hiểu biết về tâm linh.

Thời nay, rất nhiều người hướng dẫn tâm linh quá chú trọng tới những kiến thức (về tâm linh, về đời sống tâm linh, về Thiên Chúa, về đạo đức, về những việc phải làm), nhưng lại quá ít chú trọng tới kinh nghiệm đích thực về tâm linh, không chủ yếu giúp người khác cảm nghiệm về Thiên Chúa, có tương quan thật sự cá nhân với Ngài, mà chỉ nhồi nhét cho họ những kiến thức mình đã thu lượm được tại những lớp thần học, Thánh Kinh hay giáo lý. Người được họ hướng dẫn nhận thấy họ nói quá nhiều và quá hay so với thực tế họ sống và cảm nghiệm được. Họ quên rằng đời sống nội tâm của người hướng dẫn về tâm linh có sâu xa thì mới có khả năng hấp dẫn và lôi cuốn người khác đi vào con đường ấy. Lời nói hay, chỉ có tác động thoảng qua, còn gương sống, mới có tác dụng lôi cuốn đích thực. Người hướng dẫn sáng suốt là người giúp người khác sống được, thực hành được, chứ không phải chỉ giúp họ hiểu rõ hay hiểu đúng mà thôi.

Những người đang rao giảng Tin Mừng, không nên để Chúa trách như đã trách những người Pharisêu xưa: «họ nói mà không làm» (Mt 23,3), nhưng hãy bắt chước Đức Giêsu: «làm và dạy»,«facere et docere» nghĩa là làm trước, dạy sau như câu đầu tiên trong sách Tông Đồ Công Vụ mô tả (Cv 1,1).




2.  Căn cứ vào hành động mà biết được con người

Ngày nay, người ta chán ngán nhiều người trong xã hội cũng như trong Giáo Hội nói quá hay mà làm chẳng ra làm sao. Nhiều từ ngữ, nhiều tuyên bố kiểu dao to búa lớn, nghe rất kêu nhưng nội dung rỗng tuếch được lập đi lập lại hằng ngày trên các đài phát thanh, trên tivi, trên các chương trình quảng cáo, trên các bài giảng, bài báo, trong các mẩu đối thoại, những cuộc nói chuyện, v.v... Nhiều người lầm tưởng những người nói hay như vậy, là những người tốt. Nhưng Đức Kitô đã đưa ra cho chúng ta một nguyên tắc rất thực tiễn để biết được ai tốt ai xấu: «Cứ xem quả thì biết cây» (Lc 6,44). Để biết một người là tốt hay xấu, phải nhìn vào hành động của họ, chứ không chỉ nghe lời họ nói. Lời nói hay, chỉ có thể chứng minh được sự thông minh và lanh lợi, khả năng suy nghĩ sâu xa hay nông cạn của người đó, chứ không nói lên được tính đạo đức, tình yêu thương, sự quảng đại, cao thượng, ngay thẳng, trong sáng, can đảm của họ.

Kinh nghiệm đời thường cho thấy người càng hô hào cổ vũ bằng miệng nhiều, càng tuyên bố nảy lửa, giật gân, hùng hồn, thì càng ít hướng về hành động. Nghĩa là càng nói nhiều thì càng làm ít.

Kitô giáo là một đường lối sống, là một con đường hành động, chứ không phải là một lý thuyết để học hỏi, để bàn luận, tranh cãi. Đặc tính của Kitô giáo là nghiêng về hành động, hay hướng về hành động (action oriented). Lý thuyết tuy rất cần thiết, nhưng chỉ là phương tiện để đi đến hành động. Lý thuyết mà không đi đến hành động thì chỉ là lý thuyết xuông, vô giá trị. Thế giới được biến đổi nên tốt đẹp hơn là nhờ những con người hướng đến hành động hơn là những con người lý thuyết.

Vì thế, Kitô hữu nào muốn sống đúng lý tưởng hay bản chất của mình, thì phải tự phấn đấu để trở nên một người của hành động. Nghĩa là phải biến tất cả những điều mình chủ trương thành thực tế, phải biến Tin Mừng của Chúa Kitô thành hành động cụ thể. Tuyệt đối tránh tình trạng nói mà không làm, hay nói nhiều mà làm ít. Tốt nhất, người Kitô hữu nên nói ít mà làm nhiều. Làm cho bằng được rồi mới nói mới khuyên. Chưa làm được thì chưa nói gì, chưa khuyên ai.



3.  Tự sửa mình nhiều hơn sửa người khác

Người chủ trương làm nhiều hơn nói, tự nhiên sẽ quan tâm tới hành động của mình hơn là xét nét hành động của người khác. Họ sẽ tự xét xem hành động của mình còn thiếu sót chỗ nào, cần phải sửa chỗ nào. Họ nhận thấy: sửa chính bản thân mình thì dễ thực hiện vì điều ấy tùy thuộc vào chính mình, do mình làm chủ, nên hễ mình muốn sửa là sửa được. Còn sửa lỗi người khác thì khó hơn rất nhiều vì điều ấy không tùy thuộc vào mình, không do mình làm chủ. Vả lại, họ muốn chính mình nên thánh trước đã. Mình đã là thánh rồi thì cảm hóa hay sửa chữa người khác sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Nếu bản thân mình còn đầy khiếm khuyết, thì mình sửa sang ai được? Người ta sẽ bảo «Hỡi thầy thuốc, hãy chữa lấy mình đã» (Lc 4,23), đừng làm theo kiểu «Chân mình những lấm bê bê, lại cầm bó đuốc mà rê chân người» (Ca dao).

Khi nói «Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của chính mình thì lại không để ý tới?» (Lc 6,41), Đức Kitô muốn chúng ta hãy tự xét lỗi chính bản thân mình đã, chứ đừng vội xét lỗi người khác. Thường thì ta dễ thấy những lầm lỗi của người khác, cho dù lầm lỗi ấy rất nhỏ. Còn những lầm lỗi của chính mình thì mình lại không thấy, cho dù rất lớn. Nếu một tập thể hay một gia đình mà trong đó ai cũng đều có tính chỉ nhìn thấy lỗi của người khác mà không thấy lỗi của chính mình thì đời sống chung sẽ rất khó chịu. Khi chỉ thấy lỗi của người khác, thì mình sẽ dễ dàng trách móc, bực bội, hờn giận người khác, và sẽ thấy thật đau khổ khi phải sống chung với những người ấy.

Đây là một khuynh hướng chung trong tâm lý mọi người. Nếu chúng ta không ý thức và phản tỉnh, hay nói theo từ của Tin Mừng là không tỉnh thức, thì chúng ta khó mà thoát khỏi tật xấu đó. Rất có thể ta đang có tật đó mà không biết, hoặc tưởng là không có. Chính tôi -người viết bài này- nhận thấy nhiều người chung quanh mình được coi là loại khá phản tỉnh mà cũng mắc phải tật này. Và biết đâu người khác nhìn vào tôi cũng thấy tôi có tật như vậy, đang khi chính tôi lại tưởng mình không hề có tật ấy!? Phải xét mình thường xuyên ta mới tránh được tật xấu này.



CẦU NGUYỆN

Lạy Cha, xin cho con nhận ra những lầm lỗi của con, chứ không phải thấy lỗi của người khác. Thấy được lầm lỗi của mình thì có lợi hơn thấy lầm lỗi kẻ khác. Nhờ đó mà khiêm nhượng hơn, dễ sống với người khác hơn. Xin cho con đủ thành thật và khiêm nhượng để thấy được lỗi của chính mình. Amen.


Wednesday, February 20, 2019

TN7a - Tinh thần công bằng và yêu thương Kitô giáo




CHIA SẺ TIN MỪNG

Chúa Nhật thứ 7 Thường Niên

(20-02-2022)


Tinh thần công bằng và yêu thương Kitô giáo



ĐỌC LỜI CHÚA

  1Sm 26,2.7-9.12-13.22-23: (8) Ông Avisai nói với ông Đavít: «Hôm nay Thiên Chúa đã nộp kẻ thù của cậu vào tay cậu. Bây giờ, xin cho cháu dùng giáo ghim nó xuống đất, một nhát thôi; cháu không cần đâm nhát thứ hai». (9) Ông Đavít nói với ông Avisai: «Đừng giết vua! Có ai tra tay hại đấng Đức Chúa đã xức dầu tấn phong mà vô sự đâu!».

  1Cr 15,45-49: (48) Những kẻ thuộc về đất thì giống như kẻ bởi đất mà ra; còn những kẻ thuộc về trời thì giống như Đấng từ trời mà đến.

  TIN MỪNG: Lc 6,27-38

Yêu thương kẻ thù

(27) «Thầy nói với anh em là những người đang nghe Thầy đây: hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em, (28) hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em. (29) Ai vả anh má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa. Ai đoạt áo ngoài của anh, thì cũng đừng cản nó lấy áo trong. (30) Ai xin, thì hãy cho, ai lấy cái gì của anh, thì đừng đòi lại. 

(31) Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy. (32) Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì có gì là ân với nghĩa? Ngay cả người tội lỗi cũng yêu thương kẻ yêu thương họ. (33) Và nếu anh em làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình, thì còn gì là ân với nghĩa? Ngay cả người tội lỗi cũng làm như thế. (34) Nếu anh em cho vay mà hy vọng đòi lại được, thì còn gì là ân với nghĩa? Cả người tội lỗi cũng cho kẻ tội lỗi vay mượn để được trả lại sòng phẳng. 

(35) Trái lại, anh em hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn và cho vay mà chẳng hề hy vọng được đền trả. Như vậy, phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao, và anh em sẽ là con Đấng Tối Cao, vì Người vẫn nhân hậu với cả phường vô ân và quân độc ác.

Phải có lòng nhân từ

(36) «Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ. (37) Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha. (38) Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy».




CHIA SẺ

Câu hỏi gợi ý:
1. Giới bụi đời, dân giang hồ chủ trương «ân đền oán trả», đó có phải là luật công bằng không? luật này có tốt không? Ta đã sống khá hoàn hảo luật này chưa?

2. Sự công bằng mà Đức Giêsu chủ trương, có phải là công bằng kiểu «ân đền oán trả» không? hay Ngài chủ trương không công bằng? Thứ công bằng của Ngài là công bằng gì?

Suy tư gợi ý:

Trong bài Tin Mừng hôm nay, ta thấy Đức Giêsu đưa ra hai cách hành xử: một là hành xử dựa trên luật công bằng không tình thương của phường tội lỗi, và hai là hành xử dựa trên luật yêu thương của người môn đệ Chúa.


1.  Luật công bằng thiếu tình thương của phường tội lỗi

Theo Đức Giêsu, cách hành xử thường tình của những người thu thuế hay phường tội lỗi là «yêu thương kẻ yêu thương mình», «làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình», «cho vay để được trả lại sòng phẳng». Như vậy, dù là người tội lỗi, họ vẫn chủ trương luật công bằng, sòng phẳng, trong cả chuyện yêu thương, nghĩa là ai yêu thương mình, thì mình phải yêu thương lại người ấy. Vì thế, họ chỉ yêu thương người thân hay bạn bè mình mà thôi, vì yêu những người ấy thì họ sẽ được yêu lại. Họ đòi hỏi: «Có qua có lại mới toại lòng nhau».

Một cách tương tự, giới giang hồ, bụi đời ở khắp nơi đều chủ trương «ân đền, oán trả». Mang ơn ai, thì họ nhất quyết phải biết ơn và đền ơn người ấy. Họ gây oán hay làm thiệt hại ai, thì theo luật giang hồ, họ sẵn sàng bồi thường cho người ấy. Còn ai gây oán hay gây bất công cho họ, thì họ cũng sẵn sàng trả thù, nghĩa là phải tạo thiệt hại trở lại một cách tương xứng cho kẻ đã gây thiệt hại cho mình. Họ chủ trương không khác gì luật Cựu ước: «Mạng đền mạng, mắt đền mắt, răng đền răng, tay đền tay, chân đền chân, vết bỏng đền vết bỏng, vết bầm đền vết bầm, vết thương đền vết thương» (Xh 21,24).

Theo Đức Giêsu, phường tội lỗi hay gian ác đều hành xử như thế. Nếu ta cũng hành xử như thế thì ta có hơn gì họ đâu? Còn nếu ta gây bất công, làm thiệt hại người khác mà không đền bù, sống thiếu công bằng (cho dù là thứ công bằng không tình thương), v.v… thì ta còn xấu xa và tệ hại hơn họ nữa. Hạng người tội lỗi mà còn tôn trọng luật công bằng, nếu ta không tôn trọng luật ấy thì ta thật không đáng được gọi là Kitô hữu, là người theo Chúa. Thế mà khá nhiều người lỗi luật công bằng hằng ngày nhưng vẫn vỗ ngực tự hào mình theo Chúa, mình là môn đệ Chúa!



2.  Luật công bằng và yêu thương của người Kitô hữu

Là người Kitô hữu, là môn đệ Đức Giêsu, nếu ta tự cho rằng mình không thuộc hạng người tội lỗi, thì ít ra ta cũng phải giữ được khá hoàn chỉnh những luật mà chính hạng tội lỗi cũng tôn trọng, đó là luật công bằng. Luật công bằng là luật tối thiểu, là luật nền tảng trong xã hội mà chính người xấu cũng chủ trương phải tuân giữ, huống gì những người tự cho mình là tốt.

Nhưng người Kitô hữu không thể tự hài lòng khi mình chỉ giữ được những luật tối thiểu ấy. Đức Giêsu mời gọi những kẻ theo Ngài phải đi xa hơn sự công bằng đó, vì nếu không đi xa hơn thì ta có hơn gì hạng tội lỗi, vì chính họ cũng chủ trương sự công bằng và có thể thực hiện được sự công bằng ấy. Nhưng cho dù có chủ trương và thực hiện được luật ấy, họ vẫn bị liệt vào hàng tội lỗi.

Theo lập luận của Đức Giêsu, nếu ta chỉ giúp đỡ những người mà ta biết họ sẽ giúp đỡ lại ta, chỉ cho vay những ai ta nghĩ là sẽ hoàn trả lại ta, còn nếu cho ai vay mà người ấy không trả được thì ta bực tức, nói xấu, dùng đủ mọi biện pháp để đòi cho bằng được, bất chấp họ bị kẹt, v.v… nếu chỉ hành xử được như thế thì ta tốt hơn hạng tầm thường hay tội lỗi ở chỗ nào? Vì kẻ tầm thường và tội lỗi cũng hành xử y như thế!

Điều quan trọng mà người Kitô hữu – tức những người theo Chúa – phải làm là có tình thương đích thực. Tình thương luôn luôn vượt khỏi sự công bằng thường tình. Nghĩa là: để là một Kitô hữu đích thực, thì một đằng phải luôn giữ luật công bằng một cách hoàn hảo đối với người khác, một đằng phải thực hiện tình thương. Tình thương khiến chúng ta không đòi hỏi những người nghèo khó hơn, những người lâm cảnh khó khăn hơn mình phải giữ sự công bằng như thế đối với mình. Nghĩa là «hãy làm ơn và cho vay mà chẳng hề hy vọng được đền trả» (Lc 6,35). Không đòi hỏi như thế không phải là không công bằng, mà là thực hành một thứ công bằng cao hơn: công bằng có tình thương.



3.  Công bằng có tình thương

Công bằng có tình thương khác với thứ công bằng máy móc, là công bằng thiếu tình thương. Thứ công bằng có tình thương là thứ công bằng mà ta vẫn áp dụng trong nội bộ gia đình chúng ta. Trong gia đình, chúng ta có thể tốn rất nhiều tiền cho đứa con tàng tật, tốn cho nó hơn tất cả mọi người khác –vì tiền thuốc thang, vì phải ăn uống cách đặc biệt– đang khi chính nó không làm ra tiền và cũng chẳng làm được gì. Những cha mẹ có tình thương đích thực sẽ thương những đứa con tàn tật hoặc hư đốn một cách đặc biệt và sẵn sàng hy sinh cho chúng nhiều hơn những đứa con khác. Đó chính là công bằng có tình thương, thứ công bằng «làm theo khả năng, nhưng hưởng thụ theo nhu cầu».

Phân phát của cải cho người giầu và người nghèo, người cần ít và người cần nhiều, theo cùng một tiêu chuẩn như nhau, thì đúng là công bằng, nhưng là một thứ công bằng thiếu tình thương, và một cách nào đó không hợp lý. Người giầu mà đòi người nghèo cũng phải sòng phẳng với mình trong vấn đề vật chất tiền bạc, thì đúng là theo luật công bằng, nhưng không phải là thứ công bằng mà Đức Giêsu chủ trương. Ngài chủ trương: «Ai vả anh má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa. Ai đoạt áo ngoài của anh thì cũng đừng cản nó lấy áo trong. Ai xin, thì hãy cho, ai lấy cái gì của anh, thì đừng đòi lại. Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy» (Lc 6,29-30).

Có những chế độ xã hội chủ trương thứ công bằng này –là «làm theo khả năng, nhưng hưởng thụ theo nhu cầu»– nhưng không thực hiện nổi. Chính Đức Giêsu Chúa chúng ta cũng chủ trương thứ công bằng này khi tuyên bố: «Khi đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp lễ, và như thế bạn mới thật có phúc» (Lc 14,13-14). Vì thế, đây là thách đố đối với người Kitô hữu. Nếu chúng ta không thực hiện nổi thứ công bằng này trong đời sống chúng ta –ít nhất là giữa Kitô hữu với nhau, hay ít hơn nữa là giữa đám thân nhân bạn bè thân quen của mình– thì một cách nào đó, chúng ta đang chứng tỏ điều Đức Giêsu chủ trương cũng không tưởng như chủ trương của những chế độ xã hội không tưởng kia.



CẦU NGUYỆN

Lạy Cha, con vẫn tự hào mình là Kitô hữu, nhưng rất nhiều khi con lại chủ trương và ủng hộ một thứ công bằng không tình thương. Xin cho con một trái tim bằng thịt biết yêu thương, để con sống công bằng với mọi người, nhưng là thứ công bằng có tình thương, thứ công bằng mà Đức Giêsu chủ trương như trong bài Tin Mừng hôm nay. Amen.


Tuesday, February 12, 2019

TN6b - «Nhân» và «duyên» của sự sống đời đời

CHIA SẺ TIN MỪNG

Chúa Nhật thứ 6 Thường Niên

(13-02-2022)

Bài đào sâu


«Nhân» và «duyên» của sự sống đời đời


1. Lý thuyết «nhân» và «duyên»

Muốn có được cây lúa, điều tối quan trọng là phải có hạt giống lúa, đó chính là «nhân» để có «quả» là cây lúa. Nhưng hạt lúa không thể nảy mầm và phát triển nếu không có những điều kiện thuận lợi như: đất tốt, nước, nhiệt độ, ánh sáng, hoặc phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, v.v… Những điều kiện ấy, triết lý Á Đông gọi là «duyên» (Triết Tây gọi «duyên» là «secondary causes», còn «nhân» là «primery cause»). Nếu những điều kiện để phát triển ấy cho dù hết sức thuận lợi mà không có hạt giống lúa thì cũng không bao giờ có được cây lúa. Như vậy, phải hội đủ cả «nhân» và «duyên» thì mới có thể sinh ra «quả» mong muốn.

Sự thánh thiện hay sự sống đời đời cũng phải hội đủ hai yếu tố «nhân» và «duyên» mới thành tựu được. Cả hai yếu tố đều quan trọng không thể thiếu. Nhưng giữa hai yếu tố ấy, thì «nhân» quan trọng hơn «duyên» rất nhiều. Thiếu «duyên» thì «nhân» khó phát triển, có tồn tại thì cũng èo ọt. Nhưng thiếu «nhân» thì «duyên» có đầy đủ đến đâu, cũng hoàn toàn vô ích.

Muốn trồng lúa mà không lo «nhân» là gieo hạt giống, mà cứ lo «duyên» là lo cày bừa, dẫn nước, bón phân, làm cỏ… rồi mong lúa mọc lên, thì sẽ thất vọng. Vì thế, trong việc nên thánh, hay tìm sự sống đời đời, ta phải biết đâu là «nhân», đâu là «duyên», để có đủ cả hai. Nhưng việc ưu tiên trước hết phải lo cho được là lo cái cốt yếu, tức là «nhân», sau đó mới lo đến «duyên», là những điều kiện giúp cho «nhân» tồn tại và phát triển.

Trong Tin Mừng, Đức Giêsu có nói đến trường hợp trên (là chỉ có «duyên» mà không có «nhân») vào ngày phán xét: Khi ấy, có những người nói với Ngài: «Nào chúng tôi đã chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ quỷ, nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó sao?» (Mt 7,22-23) Họ nói thế vì họ tưởng làm được những việc ấy thì đã là thánh thiện lắm rồi, và chắc chắn sẽ được Chúa thưởng bội hậu. Nhưng không ngờ điều Ngài nói đã làm cho họ bật ngửa: «Ta không hề biết các ngươi; xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác!» (x. Mt 7, 21-23). Họ thừa «duyên» mà thiếu «nhân»; «nhân» ở đây chính là tình yêu mà họ phải có đối với tha nhân, vốn là hiện thân hay hình ảnh của Thiên Chúa bên cạnh họ.

Đọc đoạn Tin Mừng trên (Mt 7,22-23), chúng ta phải tự hỏi tại sao lại như vậy? Liệu chính chúng ta có đang làm những điều tương tự như thế không?

Tại sao lại như vậy? − Tại vì cái cốt yếu nhất là cái «nhân» của sự thánh thiện thì họ lại không có, vì họ không thực hiện cái «nhân», mà chỉ quan tâm thực hiện cái «duyên», là những gì giúp cho cái «nhân» kia lớn mạnh. Nếu chính cái «nhân» không có, mà lại cứ làm những gì để cái «nhân» phát triển, thì chẳng phải là… làm chuyện vô ích sao?

Vậy «nhân» và «duyên» của sự thánh thiện hay của sự sống đời đời là gì?

2. «Nhân» và «duyên» của sự thánh thiện hay sự sống đời đời

Thánh Gioan viết: «Thiên Chúa là tình yêu» (1Ga 4,8.16). Nghĩa là bản chất của Thiên Chúa là tình yêu. Mà điều chính yếu của sự thánh thiện chính là trở nên giống Thiên Chúa

giống Thiên Chúa là giống ở chỗ nào? − Thưa, phải giống ở chính bản chất của Ngài là tình yêu, chứ không phải ở những điều phụ thuộc khác. Chính vì thế, chỉ những ai có tình yêu đích thực, mới là người thánh thiện, mới có được sự sống đời đời. Việc giữ hay sống đạo của chúng ta, phải nắm cho được, và phải thực hiện cho bằng được điều cốt yếu này. Nếu chúng ta cứ nỗ lực làm đủ mọi thứ mà chúng ta tự cho là tốt, hay người ta bảo là tốt, còn điều cốt yếu nhất thì chúng ta lại không biết đến, hay không thèm thực hiện, thì việc giữ đạo hay sống đạo của chúng ta sẽ trở nên «xôi hỏng, bỏng không», hay là «công dã tràng» như Chúa đã cảnh báo trong đoạn Tin Mừng trên (x. Mt 7, 21-23).

3. Tình yêu là điều cốt yếu, nhưng phải yêu ai?
a) Theo Cựu Ước:

Bài Tin Mừng Chúa nhật hôm nay (Mc 12,28b-34) cho thấy Đức Giêsu xác định 2 điều luật quan trọng nhất trong Cựu Ước là «phải yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực» (Mc 12,30; x. Đnl 6,4-5), và «yêu người thân cận như chính mình» (Mc 12,31; x. Lv 19,8). Thiên Chúa và tha nhân chính là hai đối tượng của tình yêu, mà Đức Giêsu đã làm gương cho chúng ta.

Ngài yêu Thiên Chúa đến nỗi sẵn sàng vâng theo ý Chúa Cha trong mọi sự, thậm chí sẵn sàng chấp nhận cái chết thảm thương trên thập giá, mặc dù Ngài rất sợ đến nỗi «mồ hôi Người như những giọt máu rơi xuống đất» (Lc 22,44), và Ngài đã phải xin Chúa Cha: «Cha ơi, nếu Cha muốn, xin tha cho con khỏi uống chén này», dẫu sợ kinh khủng, nhưng Ngài vẫn nói: «Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà xin theo ý Cha» (Lc 22,42).

Và Ngài yêu con người đến nỗi đã chấp nhận bị các lãnh đạo của chính tôn giáo −mà Cha mình thành lập− kết án chết; chấp nhận bị đánh đập tàn bạo và bị chết trần truồng trên thập giá như một tên tử tội. 

Phải nói: Ngài đã yêu Thiên Chúayêu con người «hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực» (x. Mc 12,30-31).

Điều đáng cho ta suy nghĩ, đó là tất cả những gì Ngài làm vì yêu thương con người, thì cũng là những hành vi yêu mến và thờ phượng Thiên Chúa. Việc Ngài xuống thế làm người, sống cuộc đời trần thế với bao khổ đau, chịu khổ hình và chết nhục nhã trên thập giá, và trước khi chết đã lập phép Thánh Thể để ở lại với con người cho đến tận thế, tất cả đều vì yêu thương nhân loại. Và những hành vi yêu thương nhân loại ấy đều được Giáo Hội nhìn nhận là những hành vi thờ phượng Thiên Chúa chính danh nhất, cao cả nhất, và đúng nghĩa nhất.

b) Theo Tân Ước

Vì thế, Đức Giêsu đã tóm gọn hay hiệp nhất hai điều răn có vẻ như tách biệt nhau ấy trong Cựu Ước thành một điều răn duy nhất, và đó chính là sự mới mẻ và tiến bộ của Tân Ước. Điều răn duy nhất ấy là: «Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy: là anh em có lòng yêu thương nhau» (Ga 13,34-35).

Thánh Phaolô xác định sự hiệp nhất và duy nhất ấy trong câu: «Tất cả Lề Luật được nên trọn trong điều răn duy nhất này là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình» (Gl 5,14) và trong nhiều câu khác tương tự (x. Rm 13,8.10; Gl 5,14; 2Cr 2,8; Gc 2,8).

Đức Giêsu là một gương mẫu trong việc thực hiện điều răn mới, là điều răn hiệp nhất hai điều răn của Cựu Ước, qua những hành vi yêu thương con người đến tận cùng như từ bỏ Trời để xuống trần gian cứu độ con người, lập bí tích Thánh Thể, chết trên thập giá, v.v… Tất cả những hành vi yêu thương con người của Ngài đều là hành vi yêu mến Thiên Chúa như đã nói trên. Qua sự việc này, ta thấy yêu mến Thiên Chúa hay yêu thương tha nhân, chỉ là một tình yêu duy nhất, chứ không phải là hai thứ tình yêu khác nhau.

Tại sao Đức Giêsu lại hiệp nhất hai giới răn của Cựu Ước thành một giới răn duy nhất là «yêu thương nhau»?

Khi quan niệm hai giới răn tách biệt nhau, người ta có khuynh hướng coi việc yêu mến Thiên Chúa quan trọng hơn rất nhiều so với yêu thương tha nhân (Điều này cũng dễ hiểu, vì người ta thường quý trọng những người giàu có, người quyền thế, hơn những người bình thường. Chúa thì giàu có và quyền thế hơn tha nhân của ta). Ngài thấy rất nhiều người thời của Ngài chỉ quan tâm tới việc yêu mến Thiên Chúa qua những nghi thức tôn giáo, đến nỗi họ thường xuyên dâng những của lễ toàn thiêu, nhưng lại đối xử với tha nhân không ra gì. Chính Ngôn sứ Isaia đã phải cảnh báo hạng người này, nhất là những người lãnh đạo họ, như sau:

«Hỡi những kẻ làm đầu Xơ-đôm, hãy nghe lời Đức Chúa phán. Hỡi dân Gô-mô-ra, hãy lắng tai nghe Thiên Chúa chúng ta dạy bảo. Đức Chúa phán: “Ngần ấy hy lễ của các ngươi, đối với Ta, nào nghĩa lý gì? Lễ toàn thiêu chiên cừu, mỡ bê mập, Ta đã ngấy. Máu bò, máu chiên dê, Ta chẳng thèm! Khi các ngươi đến trình diện Ta, ai khiến các ngươi phải giẫm lên khuôn viên của Ta? Thôi, đừng đem những lễ vật vô ích đến nữa. Ta ghê tởm khói hương; Ta không chịu nổi ngày đầu tháng, ngày sa-bát, ngày đại hội, không chịu nổi những người cứ phạm tội ác rồi lại cứ lễ lạc linh đình. Ta chán ghét những ngày đầu tháng, những đại lễ của các ngươi. Những thứ đó đã trở thành gánh nặng cho Ta, Ta không chịu nổi nữa. Khi các ngươi dang tay cầu nguyện, Ta bịt mắt không nhìn; các ngươi có đọc kinh cho nhiều, Ta cũng chẳng thèm nghe. Vì tay các ngươi đầy những máu. Hãy rửa cho sạch, tẩy cho hết, và vứt bỏ tội ác của các ngươi cho khỏi chướng mắt Ta. Đừng làm điều ác nữa. Hãy tập làm điều thiện, tìm kiếm lẽ công bình, sửa phạt người áp bức, xử công minh cho cô nhi, biện hộ cho quả phụ» (Is 1,10-17).

Rất nhiều người tưởng rằng mình đã yêu mến Thiên Chúa, giữ trọn điều răn thứ nhất, khi trung thành với những nghi thức tôn giáo, và cho đó là đủ, là giữ trọn lề luật, là sống đạo tốt đẹp. Nhất là khi họ được nhiều người khen họ là thánh thiện, đạo đức chỉ vì thấy họ làm tốt những điều ấy. Nhưng họ đã đi sai đường vì họ không đọc Kinh Thánh, nhất là không đọc những lời Đức Giêsu dạy bảo, mà chỉ nghe người khác nói hay dạy bảo cách sai lầm. Chính Đức Giêsu đã cảnh báo các kinh sư và những người Pharisêu xưa là «những kẻ dẫn đường mù quáng» khi họ coi những điều phụ thuộc là quan trọng, còn điều chính yếu nhất thì lại coi thường (x. Mt 23,16-22). Ngài nói thẳng với họ: «Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pharisêu giả hình! Các người nộp thuế thập phân về bạc hà, thì là, rau húng, mà bỏ những điều quan trọng nhất trong Lề Luật là công bình, lòng nhân và sự thành thật. Phải làm các điều này mà không được bỏ các điều kia. Quân dẫn đường mù quáng! Các người lọc con muỗi, nhưng lại nuốt con lạc đà» (Mt 23,23-24).

Thánh Gioan, môn đệ yêu quý nhất của Đức Giêsu, đã nắm được ý của Thầy mình khi viết: «Nếu ai nói: “Tôi yêu mến Thiên Chúa” mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy» (1Ga 4,20).

Thật vậy, Thiên Chúa thì vô hình vô tướng, người ta không thể yêu Thiên Chúa vô hình như yêu thương một con người hữu hình được. Người ta chỉ có thể biểu lộ tình yêu của mình đối với Thiên Chúa bằng cách yêu mến hình ảnh của Ngài, là những con người hữu hình đang sống chung quanh mình mà thôi. Khi người ta yêu nhau nhưng phải xa nhau lâu, thì người ta thường thể hiện tình yêu của họ vào những bức ảnh của nhau. Nhiều người đã hôn những bức ảnh của người mình yêu thương khi không có người mình yêu thương bên cạnh. Do đó, lý luận của thánh Gioan rất có lý khi cho rằng người ta nói dối khi nói rằng mình rất yêu anh A hay chị B, nhưng trong thực tế lại rất lãnh đạm hay không hề quý trọng hình ảnh của anh A hay chị B. 

Cũng vậy, người nói mình yêu Thiên Chúa nhưng lại lãnh đạm hay không yêu thương hình ảnh của Thiên Chúa bên cạnh mình, thì đó là kẻ nói dối, hay kẻ tự lường gạt mình. Mà hình ảnh của Thiên Chúa chính là tha nhân rất hữu hình và cụ thể mà mình gặp hằng ngày. Kinh Thánh đã xác định rất rõ ràng con người là hình ảnh của Thiên Chúa (x. St 1,26-27). Do đó, con người chỉ có thể biểu lộ tình yêu của mình đối với Thiên Chúa bằng cách yêu thương tha nhân mà thôi.

Chính vì thế, để tránh tình trạng ngộ nhận tai hại mà ngôn sứ Isaia mô tả ở trên (x. Is 1,10-17), Đức Giêsu mới hiệp nhất hai giới răn của Cựu Ước thành một giới răn duy nhất, là «yêu thương nhau». Và khi được một người thông luật hỏi «Nhưng ai là người thân cận của tôi?» (Lc 10,29) thì Ngài trả lời bằng dụ ngôn người Samari nhân hậu (x. Lc 10,29-37). Qua đó, Ngài giải thích hay cụ thể hóa «người lân cận» chính là người trước mắt đang cần đến sự giúp đỡ của chúng ta.

Rất nhiều đoạn trong Tân Ước nói lên sự hiệp nhất thành một hai điều răn quan trọng của Cựu Ước (x. Ga 13,34-35; 15,12; Rm 13,8; 13,10; 2Cr 2,8; 1Cr 13,1-3; Gc 2,8; Gl 5,14; Mc 10,17-21; 1Ga 4,16; 1Ga 4,8; Mt 12,7; Mt 5,23-24).

Có lẽ Đức Giêsu đã nhìn thấy trước cảnh chiến tranh giết nhau giữa các Kitô hữu khác giáo phái, hay những cảnh thánh chiến thảm khốc giữa những người cùng tin vào một Thiên Chúa duy nhất, hay những cảnh chiến tranh tàn khốc giữa các tôn giáo, chỉ vì người ta đặt quá nặng tình yêu và bổn phận đối với Thiên Chúa hay tôn giáo, mà quá coi nhẹ tình yêu và bổn phận giữa con người với nhau. Và Ngài chắc chắn cũng thấy rằng: nếu con người đặt nặng tình thương giữa con người với nhau thì nhân loại sẽ hòa bình và hạnh phúc hơn rất nhiều so với tình trạng người ta chỉ đặt nặng tình yêu và bổn phận đối với Thiên Chúa hay tôn giáo của mình. 

Những tín đồ tôn giáo cuồng tín thường rất nguy hiểm, còn những người đặt nặng tình yêu tha nhân thì luôn hiền hòa, dễ mến, rất hữu ích cho mọi người.

Chính vì thế, Đức Giêsu đã hiệp nhất hai giới răn tách biệt của Cựu Ước thành một giới răn duy nhất, chú trọng tới con người, là hình ảnh hữu hình của Thiên Chúa, hơn là chính Thiên Chúa vô hình mà con người chỉ có thể yêu thương một cách đúng nghĩa khi họ yêu thương nhau.

***

Tóm lại, việc quan trọng nhất và chính yếu nhất trong đời sống tâm linh hay việc sống đạo của chúng ta, những kẻ tin vào Đức Giêsu, là thực hiện giới răn yêu thương của Ngài. Hãy hiểu thật đúng giới răn mới của Ngài và thực hiện. Hãy ưu tiên thực hiện điều cốt yếu nhất, cần thiết nhất, và sau đó hãy thực hiện những điều cần thiết khác. Những điều cần thiết khác này giúp chúng ta có sức mạnh để thực hiện điều cốt yếu và cần thiết nhất kia, chứ hoàn toàn không thể thay thế điều cốt yếu ấy được. Đừng để ngày phán xét cuối cùng, chúng ta cứ tưởng mình được Chúa cho là công chính chỉ vì đã suốt đời làm những việc cần thiết nhưng phụ thuộc, lại bị Chúa kết án vì điều cốt yếu nhất Ngài muốn ta làm thì ta lại không làm.


Nguyễn Chính Kết


Bấm vào đây để trở về bài chia sẻ: 
Những mối Phúc và mối Họa đích thực
(https://chiasethanhuu.blogspot.com/2019/02/tn6.html)


TN6 - Những mối Phúc và mối Họa đích thực




CHIA SẺ TIN MỪNG

Chúa Nhật thứ 6 Thường Niên

(13-02-2022)


Những mối Phúc và mối Họa đích thực



ĐỌC LỜI CHÚA

  Gr 17,5-8: (5) Đáng nguyền rủa thay kẻ tin ở người đời, lấy sức phàm nhân làm nơi nương tựa, và lòng dạ xa rời Đức Chúa! (7) Phúc thay kẻ đặt niềm tin vào Đức Chúa, và có Đức Chúa làm chỗ nương thân.

  1Cr 15,12.16-20: (19) Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Kitô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người. (20) Nhưng không phải thế! Đức Kitô đã trỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu.

  TIN MỪNG: Lc 6,17.20-26

Những mối phúc và những mối họa đích thật

(17) Đức Giêsu đi xuống cùng với các ông, Người dừng lại ở một chỗ đất bằng. Tại đó, đông đảo môn đệ của Người, và đoàn lũ dân chúng từ khắp miền Giuđê, Giêrusalem cũng như từ miền duyên hải Tia và Xiđôn đến để nghe Người giảng và để được chữa lành bệnh tật.

(20) Đức Giêsu ngước mắt lên nhìn các môn đệ và nói: «Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em. (21) Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải đói, vì Thiên Chúa sẽ cho anh em được no lòng. Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải khóc, vì anh em sẽ được vui cười. (22) Phúc cho anh em khi vì Con Người mà bị người ta oán ghét, khai trừ, sỉ vả và bị xoá tên như đồ xấu xa. (23) Ngày đó, anh em hãy vui mừng nhảy múa, vì này đây phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Bởi lẽ các ngôn sứ cũng đã từng bị cha ông họ đối xử như thế. 

(24) Nhưng khốn cho các ngươi là những kẻ giàu có, vì các ngươi đã được phần an ủi của mình rồi. (25) Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ đang được no nê, vì các ngươi sẽ phải đói. Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ đang được vui cười, vì các ngươi sẽ phải sầu khổ khóc than. (26) Khốn cho các ngươi khi được mọi người ca tụng, vì các ngôn sứ giả cũng đã từng được cha ông họ đối xử như thế».




CHIA SẺ


Câu hỏi gợi ý:
1. Bạn có thấy những mối phúc và họa đích thực trong bài Tin Mừng này có liên hệ đến luật nhân quả không? Bạn hiểu thế nào về luật nhân quả?

2. Nếu chỉ có đời sống trần gian này là duy nhất, thì bài Tin Mừng trên có còn đúng không? Nếu còn có đời sống vĩnh cửu nữa thì sao?



Suy tư gợi ý:

1.  Luật nhân quả trong vũ trụ, trong cuộc đời trần gian

Bài Tin Mừng hôm nay nói lên tương quan nhân quả mang tính tất yếu giữa quá khứ và hiện tại, giữa hiện tại và tương lai, hay giữa thời trước và thời sau. Tương quan đó diễn tiến theo những định luật cố định đã được Thiên Chúa thiết lập trong vũ trụ. Những định luật đó có thể tóm lại trong những mệnh đề sau đây: Có gieo mới có gặt; Gieo nhân nào gặt quả nấy; Gieo ít thì gặt ít, gieo nhiều thì gặt nhiều; Từ lúc gieo đến lúc gặt đòi hỏi phải có thời gian, và phải vất vả bỏ công sức ra.



2.  Giải thích luật nhân quả


– Có gieo mới có gặt: 

Không sự việc nào xảy ra trong cuộc đời mà không có nguyên nhân. Thấy một cây rợp bóng mát bên vệ đường, không ai nghĩ rằng tự nhiên nó mọc lên, mà nghĩ rằng phải có người trồng nó. Hay ít ra là có một con chim nào đó đã gieo hạt ở đấy… Hạnh phúc hay đau khổ ta được hưởng hay phải chịu đều có nguyên nhân do chính ta –đôi khi do ai đó– tạo ra trước đó. Và những gì ta đang có hoặc đang làm đều là nguyên nhân phát sinh hiệu quả trong tương lai. Sách Giảng Viên viết: «Kẻ không gieo chẳng bao giờ gặt» (Gv 11,4).

– Gieo nhân nào gặt quả nấy:
 


Nhìn cây cam, ta chắc chắn nó phải mọc lên từ hạt cam, không thể từ một hạt khác được. Nghĩa là thấy nhân thì biết quả, và nhìn quả thì biết nhân. Đức Giêsu nói: «Cứ xem người ta sinh ra quả nào, thì biết họ là ai. Ở bụi gai, làm gì có nho mà hái? Hễ cây tốt thì sinh quả tốt, cây xấu thì sinh quả xấu. Cây tốt không thể sinh quả xấu, cũng như cây xấu không thể sinh quả tốt» (Mt 7,16-18)

Cũng vậy, hành động tốt ắt phải đem lại hạnh phúc, và hành động xấu ắt phải dẫn đến đau khổ. Sự tương ứng giữa nhân và quả này, đạo Phật gọi là «nghiệp báo». Thánh Kinh viết: «Ai gieo giống nào thì sẽ gặt giống ấy» (Gl 6,7); «Gieo gió thì phải gặt bão» (Hs 8,7; x. G 4,8);

– «Gieo ít thì gặt ít, gieo nhiều thì gặt nhiều» (2Cr 9,6)


Nhân và quả không chỉ tương ứng về chất, mà còn về lượng nữa. Gieo một hạt thì chỉ được một cây, gieo trăm hạt thì được cả trăm cây.

– Từ lúc gieo đến lúc gặt đòi hỏi phải có thời gian:


Thời gian là một yếu tố quan trọng để hạt phát triển thành cây, và để cây ra trái. Thời gian đó lâu hay mau tùy từng loại cây. Cây ngô/bắp chỉ cần trồng 3 tháng là ra trái, nhưng cây sầu riêng thì phải mất 7 đến 10 năm. Không thể thúc cây mọc nhanh hơn hay giục hoa kết trái sớm hơn. Kết quả của việc lành nhiều khi phải 5,10 năm sau mới hưởng được. Cũng như hậu quả của một hành động xấu phải 3,4 năm hay cả chục năm sau mới thấy được. Do đó, làm việc tốt nhiều khi phải chờ đợi kết quả, hoặc làm điều xấu đừng tưởng sẽ tránh được hậu quả. Rất nhiều trường hợp hành động ở đời này, nhưng đến đời sau mới sinh kết quả hay hậu quả.

– … và phải vất vả bỏ công sức ra:


Để cây lúa mọc lên và sinh ra hạt lúa, người nông dân phải cày bừa, gieo hạt, làm cỏ, dẫn nước, trừ sâu, bón phân, rồi gặt, đập lúa và xay lúa. Bao công lao và mồ hôi phải đổ ra: «Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần» (Ca dao). Nhưng công lao và mồ hôi ấy nếu chính đáng sẽ đổi thành vui mừng và hạnh phúc: «Gieo trong đau thương sẽ gặt giữa vui mừng, đi khóc lóc u sầu sẽ về giữa muôn lời ca» (Tv 126,5-6).

Ai cũng sợ khổ và muốn được hạnh phúc. Nhưng người khôn thì tránh được khổ và tạo được hạnh phúc, còn người dại tuy muốn tránh khổ nhưng vẫn vướng đau khổ và không tìm thấy hạnh phúc. Vì «người khôn sợ nhân, người dại sợ quả». Muốn tránh khổ thì phải tránh từ nhân. Cứ tạo nhân khổ thì khi quả khổ đến làm sao tránh được? Muốn được phúc thì phải tạo phúc từ nhân. Nếu tạo nhân phúc thì dù chẳng mong cầu, quả phúc vẫn đến.




3.  Luật nhân quả với các mối phúc thật và các mối họa thật

Chúng ta dễ hiểu đoạn Tin Mừng hôm nay khi đối chiếu nó với luật nhân quả và niềm tin vào đời sống vĩnh cửu sau cuộc sống ngắn ngủi này. Minh họa sau đây cũng giúp ta hiểu đoạn Tin Mừng trên sâu xa hơn.

Trên thế giới, có rất nhiều người đang phải sống trong những chế độ độc tài, thiếu nhân quyền và tự do cần thiết. Họ cảm thấy khó sống nên quyết tâm đi tị nạn, nghĩa là di chuyển với bất cứ giá nào đến những vùng đất tự do để cuộc sống thoải mái hơn. 


Những người có ý định đi tị nạn này có hai cách suy nghĩ và hai cách sống khi còn ở vùng đất cũ mà họ muốn rời bỏ:

Cách 1: Từ khi có ý định đi tị nạn, họ coi cuộc sống của họ tại vùng đất họ đang sống như cuộc sống tạm bợ, và coi cuộc sống họ sẽ sống tại vùng đất tự do mới là cuộc sống đích thực và lâu dài của họ. Vì thế,


− Nhiều người đến tuổi lập gia đình đã không dấn thân vào tình yêu để không bị cản trở cho việc dời đổi chỗ ở. 

− Nhiều người bị thiếu thốn nghèo khổ nhưng đã từ chối những chỗ làm có lương bổng rất lớn để khỏi bị ràng buộc vào hợp đồng khi cần phải ra đi. 

− Nhiều người rất giàu có, thay vì mua sắm nhà cửa, ruộng vườn, xe cộ sang trọng như những người giàu có khác, thì lại chấp nhận sống nghèo khổ để có thể dành tiền hầu có thể sử dụng trong cuộc sống mới.

Tóm lại, tại vùng đất cũ, họ sống một cách đơn sơ, khó nghèo, làm những nghề tạm bợ để «lấy ngắn nuôi dài», tạm ngưng tiến hành tất cả những chuyện quan trọng trong cuộc đời. Tất cả đều để chuẩn bị cho cuộc sống sau này tại vùng đất tự do.

Cách 2: Mặc dù có ý định đi tị nạn, nhưng những người theo cách này chẳng chuẩn bị gì cho cuộc sống sắp tới. Khi còn sống tại vùng đất mà họ sẽ rời bỏ, họ sống như thể họ sẽ sống ở đấy vĩnh viễn. Vì thế, họ mua sắm nhà cửa, ruộng vườn, xe cộ như bao người không có ý định tị nạn. Họ tiếp tục tính toán những chuyện lâu dài như dấn thân vào tình yêu hôn nhân, hợp đồng làm ăn lâu dài với nhiều người, v. v… 


Đến khi được phép ra đi, họ không kịp bán ruộng vườn, nhà cửa, xe cộ, nên phải bỏ lại tất cả. Tình yêu hôn nhân của họ đang tiến hành bỗng dở dang: đi thì đành phải chia tay với người yêu và thành kẻ bội tình, mà muốn chung tình thì phải bỏ ý định đi tị nạn… Các hợp đồng lâu dài bỗng nhiên bị cắt ngang và phải bồi thường (nếu không trả trước khi ra đi thì khi qua vùng đất mới cũng phải trả)… Vì thế, khi đến vùng đất mới, họ không còn gì, mà nợ nần thì chồng chất.

Giữa hai cách ấy, cách nào khôn ngoan hơn? Khi còn ở vùng đất cũ, những người theo cách 1 phải sống thiếu thốn, khó khăn, đang khi những người theo cách 2 thì sống rất đầy đủ, ung dung. Nhưng khi sang đến vùng đất mới thì ngược lại, người theo cách 1 có một tương lai tươi sáng, còn người theo cách 2 có một tương lai đen tối. Vậy thì sự khó khăn thiếu thốn của những người theo cách 1 ở vùng đất cũ là họa hay là phúc? Và sự đầy đủ, ung dung của những người theo cách 2 ở vùng đất cũ là phúc hay là họa?

Cuộc đời ta đang sống tại trần gian –mà theo Thánh Kinh thì thủ lãnh của nó là ma quỉ (x. Ga 12,31; 14,30; 16,11; Ep 2,2)– đầy những bất trắc, đau khổ và đầy hạn chế… có khác gì cuộc sống khó khăn dưới một chế độ độc tài. Nhưng cũng theo Thánh Kinh, chúng ta còn có một cuộc sống khác lâu dài hơn, hạnh phúc hơn, tự do hơn rất nhiều ở bên kia cõi chết; đó là đời sau hay cuộc sống vĩnh cửu. Cuộc sống cơ cực đời này kéo dài nhiều lắm khoảng 100 năm, còn cuộc sống hạnh phúc kia kéo dài vô tận.


Người Kitô hữu tuy sống ở trần gian, tuy tích cực xây dựng cuộc sống ở trần gian, nhưng tâm hồn luôn ngưỡng vọng về cuộc sống hạnh phúc đời sau. Có hai cách sống ở đời này, tương tự như cách 1 và 2 trong minh họa trên.

Mỗi người chúng ta đang sống theo cách nào? Những gì bất lợi cho cuộc sống đời sau, dù nó có đem lại lợi lộc vô vàn ở đời này, cũng là những mối họa. Còn những gì thuận lợi cho cuộc sống đời sau, dù có đem lại nhiều bất lợi cho cuộc sống đời này, cũng là những mối phúc. Đặt vấn đề như thế, chúng ta sẽ dễ hiểu được đâu là những mối phúc đích thực, đâu là những mối họa đích thực khi ở trần gian này. Nhờ đó ta mới hiểu được những câu nói nghịch lý của Đức Giêsu trong bài Tin Mừng trên.




CẦU NGUYỆN

Lạy Cha, con biết luật nhân quả là gieo nhân nào thì gặt quả nấy. Nếu con gieo nhân thuộc trần gian, con sẽ gặt được những gì thuộc trần gian. Nếu con gieo nhân thuộc vĩnh cửu, con sẽ gặt được những gì thuộc vĩnh cửu. Khi còn ở trần gian, nếu con chỉ gieo nhân thuộc trần gian, thì khi bước sang đời sống vĩnh cửu, con hoàn toàn trắng tay. Nếu ở đời này, con gieo nhân cho đời sau, thì đời sau con sẽ giàu có, nhưng đời này con phải chấp nhận cuộc sống chỉ tạm đủ với những gì tình thương quan phòng của Cha ban cho con. Xin cho con nhận ra đâu là cách gieo nhân khôn ngoan nhất, đem lại lợi ích cho con nhất.

Nguyễn Chính Kết



Bấm vào đây để đọc bài đào sâu: 
«Nhân» và «duyên» của sự sống đời đời
(https://chiasethanhuu.blogspot.com/2019/02/tn6b.html)


Sunday, February 3, 2019

TN5b - Hãy để Chúa làm chủ công việc mình đang làm




CHIA SẺ TIN MỪNG

Chúa Nhật thứ 5 Thường Niên

(06-02-2022)

Bài đào sâu

Hãy để Chúa làm chủ công việc mình đang làm



ĐỌC LỜI CHÚA

  Is 6,1-2A. 3-8: (1) Tôi thấy Chúa Thượng ngự trên ngai rất cao; tà áo của Người bao phủ đền thờ. (2) Phía bên trên Người, có các thần Xêraphim đứng chầu. (3) Các vị ấy đối đáp tung hô: Thánh! Thánh! Chí Thánh! Đức Chúa các đạo binh là Đấng Thánh! Cả mặt đất rạng ngời vinh quang Chúa! (...) (5) Bấy giờ tôi thốt lên: Khốn thân tôi, tôi chết mất! Vì tôi là một người môi miệng ô uế, thế mà mắt tôi đã thấy Đức Vua là Đức Chúa các đạo binh. (...) (8) Tôi nghe thấy tiếng Chúa thượng phán: Ta sẽ sai ai đây? Ai sẽ đi cho chúng ta? Tôi thưa: Dạ con đây, xin sai con đi!

  1 Cr 15,1-11: (9) Tôi là người hèn mọn nhất trong số các tông đồ, tôi không đáng được gọi là tông đồ, vì đã ngược đãi Hội Thánh của Thiên Chúa. (10) Nhưng tôi có là gì thì cũng là nhờ ơn Thiên Chúa, và ơn Người ban cho tôi đã không vô hiệu; trái lại, tôi đã làm việc nhiều hơn tất cả những vị khác, nhưng không phải tôi, mà là ơn Thiên Chúa cùng với tôi.

  TIN MỪNG: Lc 5,1-11

Đức Giêsu kêu gọi bốn môn đệ đầu tiên

(1) Một hôm, Đức Giêsu đang đứng ở bờ hồ Ghennêxarét, dân chúng chen lấn nhau đến gần Người để nghe lời Thiên Chúa. (2) Người thấy hai chiếc thuyền đậu dọc bờ hồ, còn những người đánh cá thì đã ra khỏi thuyền và đang giặt lưới. (3) Đức Giêsu xuống một chiếc thuyền, thuyền đó của ông Simôn, và Người xin ông chèo thuyền ra xa bờ một chút. Rồi Người ngồi xuống, và từ trên thuyền Người giảng dạy đám đông.

 (4) Giảng xong, Người bảo ông Simôn: «Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá». (5) Ông Simôn đáp: «Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới». (6) Họ đã làm như vậy, và bắt được rất nhiều cá, đến nỗi hầu như rách cả lưới. (7) Họ làm hiệu cho các bạn chài trên chiếc thuyền kia đến giúp. Những người này tới, và họ đã đổ lên được hai thuyền đầy cá, đến gần chìm.

 (8) Thấy vậy, ông Simôn Phêrô sấp mặt dưới chân Đức Giêsu và nói: «Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi!» (9) Quả vậy, thấy mẻ cá vừa bắt được, ông Simôn và tất cả những người có mặt ở đó với ông đều kinh ngạc. (10) Cả hai người con ông Dêbêđê, là Giacôbê và Gioan, bạn chài với ông Simôn, cũng kinh ngạc như vậy. Bấy giờ Đức Giêsu bảo ông Simôn: «Đừng sợ, từ nay anh sẽ là người thu phục người ta». (11) Thế là họ đưa thuyền vào bờ, rồi bỏ hết mọi sự mà theo Người.




CHIA SẺ

Câu hỏi gợi ý:
1. Chúa có chủ trương chọn những người tài giỏi hơn người, đạo đức hơn người để kêu gọi họ làm việc cho Ngài không? Tại sao?

2. Khi làm công cho ai, bạn phải làm những công việc người ấy giao như thế nào? Bạn làm theo ý bạn hay theo ý người ấy? Việc ấy là việc của người ấy hay là của bạn? Ai là người chủ chốt lo cho công việc ấy nhất? Người ấy hay là bạn?

3. Bí quyết để thành công khi làm công việc của Chúa là gì? Bạn nên dành phần cho Ngài và chờ đợi Ngài hành động, hay bạn làm tất cả?

Suy tư gợi ý:

1.  Thiên Chúa thường kêu gọi những kẻ tự thấy mình hèn mọn

Trong ba bài đọc, ta thấy có 6 người được Thiên Chúa kêu gọi: Isaia (bài đọc 1), Phaolô (bài đọc 2), và 4 tông đồ Simon, Anrê, Gioan và Giacôbê (bài Tin Mừng). Đặc điểm chung của 4 người này là người nào cũng tự thấy mình nhỏ bé, yếu đuối, hèn mọn

Isaia thì thấy mình là người môi miệng ô uế, Phaolô thì thấy mình hèn mọn nhất trong các tông đồ. Còn Simon, điển hình cho 4 tông đồ trong bài Tin Mừng thì tuy đã đánh cá suốt đêm không thành công, thế mà vẫn sẵn sàng nghe lời Đức Giêsu, người mà ông mới chỉ biết là một thầy giảng đạo, chẳng phải là người chuyên môn trong nghề đánh cá. Nếu không khiêm nhường, thì ông sẽ phản ứng: «Tôi chuyên nghiệp đánh cá mà đánh suốt đêm còn chẳng được con nào, Thầy biết gì mà đòi chỉ cho tôi!»

Thiên Chúa thích kêu gọi những người tự thấy mình hèn mọn yếu đuối, để họ trở thành một công cụ tốt, ngoan ngùy dưới tay của Ngài. Và chính khi sử dụng những người như thế, Ngài mới có thể biểu lộ quyền năng và sức mạnh của Ngài. Nếu sử dụng những người tài giỏi, mọi người sẽ nghĩ rằng sự thành công đó là do tài trí và sức mạnh của con người chứ không phải do quyền năng của Ngài. Chính người được Ngài dùng cũng có thể tự hào rằng sự thành công của mình là hoàn toàn do Thiên Chúa, chứ không phải do tài năng hay đức độ của mình.



Công việc của Chúa, hãy để phần nào cho Ngài tự lo liệu

Khi Ngài kêu gọi ai làm công việc của Ngài, thì Ngài vẫn muốn Ngài là chủ công việc, và Ngài mong muốn người cộng tác với Ngài chỉ hành xử như một công cụ trong tay Ngài. Ngài không muốn người ấy tự coi mình như chủ nhân trong công việc của Ngài. Ngài muốn công việc của Ngài phải được tiến hành theo đường lối và phương cách của Ngài, vốn rất khác với đường lối và phương cách của con người.

Rất nhiều người làm công việc của Chúa, nhưng lại đưa cái tôi của mình vào đó nhiều quá. Họ muốn công việc của Chúa phải được thực hiện theo cách thức của họ, theo chiều hướng của họ, thậm chí họ muốn biến công việc của Chúa thành công việc của chính họ, do họ làm chủ. Họ muốn rằng sau khi hoàn thành, mọi người nhìn đều vào đó mà nể phục họ, tôn vinh họ. Vì thế, trong công việc ấy, Chúa chỉ đóng một vai trò phụ thuộc, còn họ mới đóng vai trò quan trọng và chính yếu. Do đó, làm công việc của Chúa mà họ phải lo lắng và sợ sệt đủ điều, nào là lo sợ bị thất bại, sợ nguy hiểm, sợ mình không trung thành, sợ vượt quá sức mình, v.v... Họ sợ đủ thứ! Vì họ đã coi việc ấy như hoàn toàn là của mình. Họ làm như Chúa hoàn toàn đứng ở bên ngoài công việc ấy, và vô trách nhiệm đối với công việc của Ngài.

Những người như vậy, thực ra không phải là sốt sắng nhiệt thành với việc của Chúa, cho bằng một mặt là muốn quan trọng hóa mình, muốn thay thế Chúa, dành phần của Ngài trong công việc, để tìm vinh danh cho mình, mặt khác là không tin tưởng và cậy trông vào tình thương, sức mạnh và quyền năng của Chúa. Họ quên rằng họ đang làm công việc của Chúa chứ không phải của mình, nên họ chiếm hết phận vụ và trách nhiệm của Chúa trong đó.

Bài Tin Mừng cho ta thấy: nhiều khi con người đã nỗ lực hết sức mà vẫn vô ích. Chẳng hạn như Simon đã vất vả đánh cá suốt đêm mà chẳng được gì. Nhưng khi để Chúa hướng dẫn, làm chủ công việc, thì sự thành công trở thành hết sức lớn lao: Simon làm theo đề nghị của Chúa, mặc dù nếu xét theo kinh nghiệm tự nhiên của ông thì có làm như thế cũng vô ích. Nhưng ông đã làm theo và đã được một mẻ cá hết sức lớn.

Công việc tông đồ, việc mục vụ, giáo dục, đào tạo, bác ái, mưu ích lợi cho tha nhân, cũng như những công việc của chính mình, bằng cách này hay cách khác, đều tương tự như việc đánh cá của Simon. Nếu ta đừng xen quá nhiều ý riêng của mình vào, mà hãy để Chúa làm chủ, để Ngài hướng dẫn, mình chỉ là người thừa hành thánh ý của Ngài thôi, thì sẽ dễ đi đến thành công.



3.  Hãy ý thức sự yếu hèn, bất lực của mình và hoàn toàn cậy trông

Isaia, Phaolô, và các tông đồ trong ba bài đọc hôm nay, đều nhận thấy mình là kẻ yếu đuối, tội lỗi, bất xứng, không chỉ trước mặt Chúa, mà còn trước công việc Chúa giao phó nữa. Nhưng trong thực tế, các ông đã làm nên những việc vĩ đại, và trở nên những vị thánh lớn, không phải vì các ông tài giỏi trong những công việc các ông làm, cho bằng các ông ý thức được sự bất lực và dốt nát của mình, nên hoàn toàn để Chúa hành động

Khi làm việc của Chúa, hãy để cho Chúa thấy rằng đó là công việc của Ngài chứ không phải việc của ta. Hãy dành cho ngài quyền quyết định tối thượng trong tất cả những công việc ấy, ta chỉ là người thừa hành, là dụng cụ, và hãy cố gắng đem hết tâm lực để làm công việc thừa hành ấy. Và sau khi đã làm hết mình thì hãy tự nhủ: tôi chỉ là một người đầy tớ vô ích (x. Lc 17,10), không tự hào, không cậy công. Đừng làm một điều gì theo ý riêng, theo kinh nghiệm hay sự khôn ngoan của cá nhân mình. Đó là bí quyết thành công khi làm những công việc của Chúa.

Đối với công việc của Chúa, người càng tự hào thì càng thất bại, và càng khiêm nhượng thì càng thành công. «Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, và ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên» (Mt 23,12); càng cậy vào sức riêng mình thì càng thất bại nặng nề, càng tin tưởng vào tình thương, quyền năng và sức mạnh của Chúa thì càng thành công vẻ vang. Sự thành công vĩ đại của Isaia, Phaolô và các tông đồ của Đức Giêsu trong công việc Chúa đã chứng minh điều đó.

Vì thế, chúng ta hãy mặc lấy tâm tình của Phaolô khi ông nói: «Tôi là người hèn mọn nhất trong số các tông đồ, tôi không đáng được gọi là tông đồ, vì đã ngược đãi Hội Thánh của Thiên Chúa. Nhưng tôi có là gì thì cũng là nhờ ơn Thiên Chúa, và ơn Người ban cho tôi đã không vô hiệu; trái lại, tôi đã làm việc nhiều hơn tất cả những vị khác, nhưng không phải tôi, mà là ơn Thiên Chúa cùng với tôi» (1Cr 15,9-10).



CẦU NGUYỆN

Lạy Cha, xin cho con biết tín thác vào Cha trong mọi công việc, nhất là những công việc của Cha, những công việc mà Cha kêu gọi con làm cho Cha. Cho con biết tín thác vào Cha trong cả những công việc con chỉ làm cho cá nhân con, cho gia đình con. Xin cho con biết nỗ lực hết sức khi làm mọi công việc, làm như thể thành công hay thất bại là hoàn toàn tùy thuộc vào con. Nhưng sau khi đã cố gắng hết sức mình, thì lại phó thác tất cả mọi sự cho Cha, như thể tất cả đều tùy thuộc vào Cha. Xin cho con vừa biết nỗ lực vừa biết cậy trông trong tất cả mọi công việc con làm. Amen.

Nguyễn Chính Kết


Bấm vào đây .